Danh mục

Đổi mới hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng yêu cầu của chương trình mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích quan niệm về bồi dưỡng; yêu cầu đổi mới về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên; thực trạng về đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng; đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi để nâng cao năng lực thực hiện chương trình mới. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng yêu cầu của chương trình mới ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỚI ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt1Tóm tắt: Bồi dưỡng giáo viên (GV) được coi là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực nghề nghiệp bởi GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức bồi dưỡng cho GV đã được triển khai hàng năm nhưng chất lượng còn hạn chế, nhất là với đội ngũ GV đang công tác ở các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN). Để hoạt động bồi dưỡng mang lại hiệu quả mong muốn, các nội dung/ hình thức bồi dưỡng cần được thiết kế khoa học, hợp lí và đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết phân tích quan niệm về bồi dưỡng; yêu cầu đổi mới về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên; thực trạng về đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng; đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi để nâng cao năng lực thực hiện chương trình mới. Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên; chương trình mới; vùng dân tộc thiểu số và miền núi.1. Đặt vấn đề Đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụgiáo dục, là lực lượng thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch giáo dục của nhà trường.Thực tế cho thấy, GV các trường phổ thông ở vùng DTTS, MN chiếm khá đông và có tỷ lệđạt chuẩn tương đối cao, nhưng được đào tạo từ nhiều hệ đào tạo khác nhau. Công tác bồidưỡng cho đội ngũ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được triển khai thường xuyên và liêntục. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại còn những hạn chế nhất định, quá trình bồi dưỡng và tựbồi dưỡng còn hình thức; nội dung và phương pháp bồi dưỡng vẫn mang tính áp đặt, mộtchiều; tâm thế của GV tham gia bồi dưỡng còn đối phó,… Vì vậy, cần những giải pháp đổimới hoạt động bồi dưỡng để giúp GV vùng DTTS, MN nói chung, đội ngũ đang công tác ởcác trường phổ thông vùng DTTS, MN phía Bắc nói riêng nhằm đạt được mặt bằng tối thiểuvề chuyên môn, trang bị cho họ các kĩ năng cần thiết, đủ năng lực để triển khai thực hiện đổimới chương trình, sách giáo khoa mới.1 Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Điện thoại: 0979771176; Email:nguyetgddt@gmail.com.Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 972. Nội dung2.1. Quan niệm về bồi dưỡng giáo viên Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiếnthức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xácnhận bằng một chứng chỉ”[6]. Từ quan niệm trên, có thể hiểu, bồi dưỡng là hoạt động làm tăng thêm trình độ và nănglực hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ nhằm giúp cho giáo viên (GV) thực hiện các hoạtđộng giáo dục đạt kết quả tốt hơn. Do vậy, một trong những nội dung cần được chú trọnglà bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho GV.2.2. Bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc trước yêu cầu đổi mới Tại các trường phổ thông vùng DTTS, MN phía Bắc, năng lực đội ngũ GV hiện nay vẫncòn nhiều bất cập. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và nâng cao chất lượnggiáo dục dân tộc nói riêng thì vấn đề bồi dưỡng GV là nhiệm vụ cấp thiết. Hoạt động bồidưỡng giúp cho giáo viên các trường phổ thông vùng DTTS, MN rút ngắn “khoảng cách”giữa năng lực thực tế và các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, đủ năng lực và thực lực sư phạmđể thực hiện được vai trò chủ thể trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” và Nghị quyết88/2014/QH13 về “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” nêu rõ: “Tạosự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợpdạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng vềtruyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực,hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”[1]. Vì vậy, GV cầnphải thay đổi trong thực hiện hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các năng lực cần thiếtđể thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo hướng đổi mới, GV phải dạy học tích cực để đáp ứngyêu cầu phát triển năng lực người học. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án“Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Quyếtđịnh nêu rõ việc đào tạo, bồi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: