Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 416.14 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê, với phương pháp phân tích kết hợp định tính và định lượng, có sự so sánh theo chuỗi thời gian và không gian để đánh giá mô hình tăng trưởng Việt Nam dưới góc độ đóng góp của yếu tố TFP.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA YẾU TỐ TFP TS. Nguyễn Quỳnh Hoa ThS. Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc xác lập khung khổ chung hay mô thức chung định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện đại nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và quá triển khiển khai bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới, chất lượng tăng trưởng thấp. Điều này dẫn tới nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế vẫn tiếp tục được đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 và được coi như nhiệm vụ ưu tiên của giai đoạn này khi ngày 1/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2020. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê, với phương pháp phân tích kết hợp định tính và định lượng, có sự so sánh theo chuỗi thời gian và không gian để đánh giá mô hình tăng trưởng Việt Nam dưới góc độ đóng góp của yếu tố TFP. Kết quả cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng TFP và mức độ đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào một số xu hướng thiếu bền vững đòi hỏi có những giải pháp để tiếp tục duy trì tốc độ tăng TFP nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong năm 2017 và những năm tiếp theo. 1. Thực trạng mô hình tăng trƣởng Việt Nam nhìn từ sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện đầu vào, có 3 yếu tố cấu thành: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), theo hàm sản xuất: 73 Y= F (K, L, TFP). Trong 3 yếu tố này, K và L được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. TFP là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào khác là có hạn, tăng TFP sẽ đảm bảo duy trì tăng trưởng trong dài hạn và tránh được các biến động kinh tế từ bên ngoài. Trên phương diện tính toán, tốc độ tăng TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn vật chất. Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để xem xét vai trò đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có dạng như sau: Y A0 e rt L K (1) Trong đó, Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP), 0 là mức công nghệ thời kỳ gốc, t là biến thời gian, r là hệ số đo tiến bộ và công nghệ, L số lượng lao động, K số lượng vốn sản xuất, α là hệ số co giãn của vốn và β là hệ số co giãn của lao động. Từ mô hình trên, công thức tính tốc độ tăng TFP (t) do Tổ chức Năng suất Châu Á đưa vào áp dụng có dạng: t = g- (k*α +l* β) trong đó t = tốc độ tăng TFP Từ đó, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng được tính như sau: Đóng góp của tăng TFP = t/g*100 hoặc bằng 100 - đóng góp của lao động - đóng góp của vốn. Dữ liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006 - 2016 với số liệu chuỗi thời gian của GDP, lực lượng lao động L và vốn K (K được đo lường theo công thức , trong đó: K là vốn tích lũy; TLTS là tổng tích lũy tài sản; GTNO là giá trị nhà ở được xây dựng trong năm). Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng, ta sẽ tính được 0, r và β. Từ đó α = 1 - β. Kết quả tính toán tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế được trình bày trong bảng số liệu sau: 74 Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất tới tăng trƣởng GDP Đóng góp Đóng góp Đóng góp Năm gGDP gL gK của K của L của TFP (%) (%) (%) 2006 0,0698 0,0282 0,2489 94,51 29,68 -24,20 2007 0,0713 0,0279 0,2700 100,36 28,78 -29,14 2008 0,0566 0,0277 0,2501 117,06 35,98 -53,04 2009 0,0540 0,0276 0,2214 108,70 37,60 -46,30 2010 0,0642 0,0273 0,1932 79,69 31,27 -10,97 2011 0,0624 0,0266 0,1633 69,33 31,30 -0,63 2012 0,0525 0,0213 0,1479 74,70 29,78 -4,48 2013 0,0542 0,0153 0,1385 67,69 20,71 11,60 2014 0,0598 0,0103 0,1338 59,27 12,63 28,10 2015 0,0668 0,0056 0,1303 51,69 6,17 42,14 2016 0,0621 0,0049 0,1161 49,55 5,80 44,65 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Nhìn từ góc độ đóng góp của yếu tố TFP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA YẾU TỐ TFP TS. Nguyễn Quỳnh Hoa ThS. Phí Thị Hồng Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc xác lập khung khổ chung hay mô thức chung định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện đại nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và quá triển khiển khai bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới, chất lượng tăng trưởng thấp. Điều này dẫn tới nhiệm vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế vẫn tiếp tục được đặt ra cho giai đoạn 2016 - 2020 và được coi như nhiệm vụ ưu tiên của giai đoạn này khi ngày 1/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2020. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê, với phương pháp phân tích kết hợp định tính và định lượng, có sự so sánh theo chuỗi thời gian và không gian để đánh giá mô hình tăng trưởng Việt Nam dưới góc độ đóng góp của yếu tố TFP. Kết quả cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đã được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng TFP và mức độ đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào một số xu hướng thiếu bền vững đòi hỏi có những giải pháp để tiếp tục duy trì tốc độ tăng TFP nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng trong năm 2017 và những năm tiếp theo. 1. Thực trạng mô hình tăng trƣởng Việt Nam nhìn từ sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trƣởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện đầu vào, có 3 yếu tố cấu thành: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), theo hàm sản xuất: 73 Y= F (K, L, TFP). Trong 3 yếu tố này, K và L được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. TFP là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào khác là có hạn, tăng TFP sẽ đảm bảo duy trì tăng trưởng trong dài hạn và tránh được các biến động kinh tế từ bên ngoài. Trên phương diện tính toán, tốc độ tăng TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn vật chất. Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để xem xét vai trò đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có dạng như sau: Y A0 e rt L K (1) Trong đó, Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP), 0 là mức công nghệ thời kỳ gốc, t là biến thời gian, r là hệ số đo tiến bộ và công nghệ, L số lượng lao động, K số lượng vốn sản xuất, α là hệ số co giãn của vốn và β là hệ số co giãn của lao động. Từ mô hình trên, công thức tính tốc độ tăng TFP (t) do Tổ chức Năng suất Châu Á đưa vào áp dụng có dạng: t = g- (k*α +l* β) trong đó t = tốc độ tăng TFP Từ đó, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng được tính như sau: Đóng góp của tăng TFP = t/g*100 hoặc bằng 100 - đóng góp của lao động - đóng góp của vốn. Dữ liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006 - 2016 với số liệu chuỗi thời gian của GDP, lực lượng lao động L và vốn K (K được đo lường theo công thức , trong đó: K là vốn tích lũy; TLTS là tổng tích lũy tài sản; GTNO là giá trị nhà ở được xây dựng trong năm). Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng, ta sẽ tính được 0, r và β. Từ đó α = 1 - β. Kết quả tính toán tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế được trình bày trong bảng số liệu sau: 74 Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất tới tăng trƣởng GDP Đóng góp Đóng góp Đóng góp Năm gGDP gL gK của K của L của TFP (%) (%) (%) 2006 0,0698 0,0282 0,2489 94,51 29,68 -24,20 2007 0,0713 0,0279 0,2700 100,36 28,78 -29,14 2008 0,0566 0,0277 0,2501 117,06 35,98 -53,04 2009 0,0540 0,0276 0,2214 108,70 37,60 -46,30 2010 0,0642 0,0273 0,1932 79,69 31,27 -10,97 2011 0,0624 0,0266 0,1633 69,33 31,30 -0,63 2012 0,0525 0,0213 0,1479 74,70 29,78 -4,48 2013 0,0542 0,0153 0,1385 67,69 20,71 11,60 2014 0,0598 0,0103 0,1338 59,27 12,63 28,10 2015 0,0668 0,0056 0,1303 51,69 6,17 42,14 2016 0,0621 0,0049 0,1161 49,55 5,80 44,65 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tăng trưởng kinh tế Năng suất các nhân tố tổng hợp Tăng trưởng kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 696 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 232 0 0 -
13 trang 189 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 162 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 153 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 143 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 142 0 0 -
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 128 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 122 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 113 0 0