Danh mục

Đổi mới phương pháp dạy học trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.24 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích những thay đổi và khả năng thích ứng của giáo dục trước sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, bài viết tập trung vào các vấn đề: Tác động đa chiều đối với giáo dục; xu hướng giáo dục trong tương lai; xu hướng đổi mới công nghệ dạy học và phương pháp dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy học trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRƢỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Võ Thị Thúy Ngọc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Trước sự tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), hệ thống giáo d c Việt Nam đặc biệt là giáo d c đại học đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức nhằm hướng đến nền giáo d c tiên tiến, hiện đại. Trọng tâm của giáo d c đại học cốt yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Trong bối cảnh đó các trường đại học buộc phải có sự đổi mới ― ư duy‖ từ xây dựng chương trình đào tạo, cập nhật nội dung chương trình cho đến đào tạo kỹ năng cho sinh viên (SV) để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học là một trong những ―chiến lược‖ quyết định đến kết quả hoạt động dạy – học. Từ khóa: Đổi mới; phương pháp dạy học; tác động; cách mạng công nghiệp 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điểm cốt lõi trong CMCN 4.0 chính là việc tích hợp tất cả các công nghệ thông minh trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình phương thức sản xuất [4]. Với phương thức đó CMCN 4.0 đang dần tạo đà phát triển mạnh mẽ là bước đệm vững chãi cho nhân loại phải thay đổi phong cách sống, làm việc và hợp tác trong mọi mặt. Những cơ hội cũng như thách thức trong thời đại CMCN 4.0 trở thành động lực thúc đẩy nền giáo d c tiến lên tầm cao mới. Vấn đề đặt ra cho nền giáo d c là làm thế nào để cung ứng sản phẩm - nhân lực chất lượng cao cho thị trường. Phải chăng cần có sự đổi mới ― ư duy đào ạo‖? Trên cơ sở phân tích những thay đổi và khả năng thích ứng của giáo d c trước sự tác động của CMCN 4.0, bài viết tập trung vào các vấn đề: Tác động đa chiều đối với giáo dục; xu hướng giáo dục trong tương lai; xu hướng đổi mới công nghệ dạy học và phương pháp dạy học. 2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong cuốn sách ―Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ư‖ (2016) Schwab - Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã chia sẻ: “Cuộc CMCN lần thứ tư sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ thông minh, thành phố thông minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big data và bởi sự hợp tác của chính phủ với xã hội và doanh nghiệp. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra rất nhanh chóng - giống như sóng thần. Trên thực tế, nó không chỉ là một cuộc cách mạng kỹ thuật số, mà còn là công nghệ nano và công nghệ sinh học.” [5]. Có thể nhận thấy, CMCN 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tối ưu hóa quy trình phương thức sản xuất thông qua những ứng d ng tích hợp của nhiều công nghệ th ng minh khác nhau như công nghệ 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa người máy … 1233 3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO – NHỮNG BƢỚC CHUYỂN MÌNH TRONG THỜI ĐẠI CMCN 4.0 3.1. Sự c động của CMCN 4.0 đối với giáo dục và xu hướng giáo dục ương lai Yếu tố cốt lõi trong CMCN 4.0 chủ yếu là: Trí tuệ nhân tạo (AI); Vạn vật kết nối – Internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) [6]. Theo đó xã hội được tân trang diện mạo mới với những đặc trưng cơ bản: Trí tuệ nhân tạo hiện diện xung quanh chúng ta từ xe tự lái, máy bay kh ng người lái đến trợ lý ảo … Tự động hóa thay thế lao động chân tay, robot có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. IoT (Internet of Things) – kết nối vạn vật làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Công nghệ hiện đại có thể kết nối với thế giới thực và ảo, con người có thể điều khiển máy móc, các quy trình sản xuất từ xa, có thể là ngay tại nhà mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động. Sự gia ăng năng lực điện toán và khối lượng dữ liệu lưu ữ (Big Data) đã và đang hỗ trợ con người kết nối với nhau qua điện thoại, mạng xã hội; các thế hệ máy tính có sức mạnh xử lý với dung lượng lưu trữ được cải tiến cho phép lưu trữ lượng kiến thức không giới hạn. Trước những điểm sáng mà CMCN 4.0 có thể mang lại người lao động – đặc biệt là những lao động chân tay phải đối diện với thách thức lớn - nguy cơ thất nghiệp, khi mà tự động hóa đang có xu hướng thay thế lao động chân tay và robot có thể thay thế con người. Đây cũng chính là bài toán khó đang cần lời giải từ ngành giáo d c. Theo như các chuyên gia giáo d c, khi xã hội càng phát triển, chất lượng đào tạo mới là yếu tố cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau. Cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Người có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng khả năng ứng d ng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn để có thể tạo ra nhiều gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: