Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 325.35 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập" trình bày mô hình kinh tế là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Minh Phong* 1 TÓM TẮT: Theo tinh thần Nghị quyết 11 - NQ/TW hội nghị TW 5 khóa XII, Việt Nam kiên trì định hướng XHCN trong mô hình phát triển kinh tế, nhưng bảo đảm thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế… Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao: Thứ nhất, sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô viết; Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ. Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗi nước…Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này Từ khóa: Phát triển kinh tế, Khủng hoảng Kinh tế, các thành phần kinh tế 1. BỐI CẢNH Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng qua các kỳ từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình KTTT định hướng XHCN, về các thành phần kinh tế, cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu sự khởi đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, nắm vững quy luật khách quan và xác định lại mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị trường, với cốt lõi cơ chế quản lý kinh tế là “Xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế…. Nền kinh tế phải được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu…”. Đại hội Đảng VII lần đầu tiên đưa ra khái niệm “định hướng XHCN” trong phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó xác định “Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc tạo lập cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường và điều kiện bình thường cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội”. - Đại hội Đảng VIII ghi nhận bước đột phá trong lý luận về cơ chế kinh tế: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà * Vụ Phó Vụ Tuyên truyền, báo nhân dân, Tác giả nhận phản hồi: Tel.: 0912266399, E-mail address: minhphong2004@ hotmail.com PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1073 nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”1; “Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Các cơ quan chính quyền không can thiệp vào những việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp”; “Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế”2 ; Đồng thời, tiếp tục chỉ rõ các chức năng của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN, bao gồm: Nhà nước thực hiện tốt các chức năng: định hướng sự phát triển; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN; thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân; quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội… Đại hội IX, lần đầu tiên Đảng ta chính thức khẳng định nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, với các đặc trưng có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển… Nhà nước: “Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển”. Đặc biệt, Đảng đã tiến thêm một bước trong nhận thức thể hiện ở sự khẳng định: “Thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp; tách biệt tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Thực hiện công khai hóa tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Nhà nước giám sát, điều tiết tài chính doanh nghiệp thông qua chế độ kế toán, kiểm toán và hệ thống thuế, bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp, khuyến khích tất cả các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế cần kiệm đầu tư kinh doanh, làm giàu chính đáng”3. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Minh Phong* 1 TÓM TẮT: Theo tinh thần Nghị quyết 11 - NQ/TW hội nghị TW 5 khóa XII, Việt Nam kiên trì định hướng XHCN trong mô hình phát triển kinh tế, nhưng bảo đảm thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế… Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao: Thứ nhất, sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô viết; Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ. Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗi nước…Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này Từ khóa: Phát triển kinh tế, Khủng hoảng Kinh tế, các thành phần kinh tế 1. BỐI CẢNH Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng qua các kỳ từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình KTTT định hướng XHCN, về các thành phần kinh tế, cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu sự khởi đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, nắm vững quy luật khách quan và xác định lại mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị trường, với cốt lõi cơ chế quản lý kinh tế là “Xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế…. Nền kinh tế phải được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là chủ yếu…”. Đại hội Đảng VII lần đầu tiên đưa ra khái niệm “định hướng XHCN” trong phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó xác định “Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc tạo lập cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường và điều kiện bình thường cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội”. - Đại hội Đảng VIII ghi nhận bước đột phá trong lý luận về cơ chế kinh tế: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà * Vụ Phó Vụ Tuyên truyền, báo nhân dân, Tác giả nhận phản hồi: Tel.: 0912266399, E-mail address: minhphong2004@ hotmail.com PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1073 nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”1; “Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Các cơ quan chính quyền không can thiệp vào những việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp”; “Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế”2 ; Đồng thời, tiếp tục chỉ rõ các chức năng của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN, bao gồm: Nhà nước thực hiện tốt các chức năng: định hướng sự phát triển; trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nỗ lực phát triển theo định hướng XHCN; thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt; khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân; quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội… Đại hội IX, lần đầu tiên Đảng ta chính thức khẳng định nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, với các đặc trưng có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển… Nhà nước: “Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển”. Đặc biệt, Đảng đã tiến thêm một bước trong nhận thức thể hiện ở sự khẳng định: “Thực hiện chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính của doanh nghiệp; tách biệt tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Thực hiện công khai hóa tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Nhà nước giám sát, điều tiết tài chính doanh nghiệp thông qua chế độ kế toán, kiểm toán và hệ thống thuế, bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp, khuyến khích tất cả các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế cần kiệm đầu tư kinh doanh, làm giàu chính đáng”3. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới tư duy Chế độ pháp lý kinh doanh Mô hình kinh tế kế hoạch hóa Khủng hoảng kinh tế -tài chính Mô hình kinh tế thị trường tự do Business management in the context of globalisationTài liệu liên quan:
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 181 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 125 0 0 -
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 114 0 0 -
18 trang 113 0 0
-
Factors affecting consumers' decision to use e-wallets in Ho Chi Minh city
17 trang 111 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Forecasting model of Vietnamese consumers' purchase behavior of domestic products
9 trang 106 0 0 -
8 trang 101 0 0
-
Cost accounting – An important tool in risk management and sustainable development for enterprises
9 trang 98 0 0 -
Thúc đẩy thực hiện cơ chế một cửa quốc gia – Đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp
7 trang 98 0 0