Danh mục

Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.11 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có nhiều nguyên nhân của sự hợp tác bất thành giữa doanh nghiệp Việt Nam và CEO đã được đề cập. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là sự thiếu sẵn sàng từ cả hai phía. Điều này được hiểu như thế nào và làm thế nào để tạo sự sẵn sàng? Sự sẵn sàng từ phía chủ doanh nghiệp Sự sẵn sàng từ phía các chủ doanh nghiệp thường được hiểu một cách đơn giản là sẵn sàng chia sẻ quyền lực, là mong muốn thực sự được “đứng sang bên" hoặc rút lui hẳn vào "hậu trường" để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu? Dọn đường đón CEO: Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?Có nhiều nguyên nhân của sự hợp tác bất thành giữadoanh nghiệp Việt Nam và CEO đã được đề cập. Trong đó,nguyên nhân lớn nhất là sự thiếu sẵn sàng từ cả hai phía.Điều này được hiểu như thế nào và làm thế nào để tạo sựsẵn sàng?Sự sẵn sàng từ phía chủ doanh nghiệpSự sẵn sàng từ phía các chủ doanh nghiệp thường đượchiểu một cách đơn giản là sẵn sàng chia sẻ quyền lực, làmong muốn thực sự được “đứng sang bên hoặc rút lui hẳnvào hậu trường để nhường chỗ cho người mới. Vì vậy,mỗi khi có cuộc chia tay giữa chủ doanh nghiệp và CEO,người ta hay đổ thừa là do chủ doanh nghiệp chưa sẵn sàng,vẫn còn đam mê quyền lực, vẫn còn muốn chứng tỏ cáiuy của mình. Cách hiểu đó chưa hoàn toàn đầy đủ. Mộtkhi các chủ doanh nghiệp đã muốn tìm kiếm và hợp tác vớiCEO thuê ngoài với chi phí rất cao, ít nhiều họ đã ý thứcđược đã đến lúc họ phải chuyển giao quyền lực để đứng rangoài hoặc rút về phía sau. Thậm chí, có chủ doanh nghiệpcòn mạnh dạn trao gần như tất cả quyền hành ngay choCEO . Thế nhưng, ngay cả khi việc trao quyền được thựchiện một cách mạnh dạn, dứt khoát và nhanh chóng thì kếtquả không phải lúc nào cũng tốt đẹp Và rồi, những cuộcchia tay vẫn liên tục diễn ra...Sự sẵn sàng từ phía chủ doanh nghiệp, thực ra, mới chỉ làđiều kiện cần. Còn rất nhiều thứ khác mới tạo nên điều kiệnđủ.Trước hết là sự sẵn sàng trong nhận thức của chủ doanhnghiệp về vai trò và năng lực của CEO mới. Nhưng doanhnghiệp VN thường chưa có hệ thống quản lý rõ ràng, chínhsách, quá trình, thủ tục chưa được xây dựng đầy đủ, phâncông, phân nhiệm còn chồng chéo, mơ hồ...Vì vậy, CEOmới cần có thời gian để xây dựng lại. Nhưng con tàu kinhdoanh thì bắt buộc vẫn phải lao về phía trước, không thểdừng chờ. Đó thực sự là một bối cảnh “rối ren, khó cóCEO mới nào có thể làm nên điều kỳ diệu ngay được.Thứ đến, dù chủ doanh nghiệp đã sẵn sàng giao quyềnsong, chưa xác định được lộ trình và phạm vi quyền hạnchuyển giao. Nếu thời gian chờ chuyển giao quá lâu, CEOmới sẽ sốt ruột, nản lòng. Ngược lại, nếu được giao quyềnngay lập tức, e rằng CEO mới không thế ra các quyết địnhđúng trong tình trạng còn lơ mơ về nhiều thứ. Do vậy,giao quyền trong phạm vi hẹp quá thì CEO mới không hàilòng. Còn giao quyền rộng quá thì chủ doanh nghiệp khôngan tâm.Mặt khác, có chủ doanh nghiệp thực hiện việc chuyển giaođơn giản chỉ bằng một tờ quyết định hoặc thông báo, sau đócử vài ăng-ten giám sát những vùng nhạy cảm đế báocáo lại, còn thì cứ bỏ mặc cho CEO mới tự lo liệu. CEOmới, một mặt phấn khởi vì được tin tưởng giao quyền,nhưng rồi sẽ mất ăn, mất ngủ vì không biết bắt đầu từ đâu.Có chủ doanh nghiệp làm ra vẻ giao toàn quyền nhưng thựctế vẫn dõi theo từng bước đi, của CEO. Hễ thấy có bất kỳmột bước lạ lẫm nào, mặc dù là “lạ lẫm theo ý kiến chủquan của mình, chủ doanh nghiệp sẽ lập tức bước vào, chặnlại.Một sự sẵn sàng hết sức quan trọng nữa đối với chủ doanhnghiệp là tinh thần đón nhận và chấp nhận một CEO mớikhông phải là bản sao của mình. CEO mới chắc chắn sẽ cócách làm mới, quan điểm mới, nhiều khi trái ngược với chủdoanh nghiệp. Muốn rút lui, nhường chỗ, chủ doanhnghiệp phải sẵn sàng chấp nhận những cái khác đó, thậmchí, có thể làm giảm uy tín của mình (vì hay hơn mình) .Cuối cùng, không kém phần quyết định là sự sẵn sàng trongviệc quán triệt tư tưởng của các thành viên trong gia đìnhchủ doanh nghiệp và những “khai quốc công thần khác -những người thân cận của chủ doanh nghiệp, đang tham giađiều hành, quần lý, trông coi hay đơn giản chỉ là làm việctại doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải ban hànhnhững nguyên tắc cứng rắn và hợp lý để hạn chế đến mứcthấp nhất sự can thiệp theo cảm tính của các thành viên nàyvào công việc của CEO mới. Các nguyên tắc đó cần đượcquán triệt không chỉ cho các hành vi mà cả cho thái độ.Cần sẵn sàng thiết lập một trật tự kỷ luật mới nhằm phục vụcho CEO triển khai công việc của mình. Kỷ luật mới đóphải được áp dụng cho tất cả, kể cả thành viên trong giađình chủ doanh nghiệp hay các công thần” . . .Đây mới chỉ là sự sẵn sàng từ một phía. Để mối lươngduyên” này được bền vững, cũng cần có sự sẵn sàng từ phíacác CEO làm thuê. Đây cũng là một lộ trình dài cần đượchiểu và trang bị đầy đủ, không chỉ kiến thức mà còn là tháiđộ của họ.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: