Danh mục

Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 1

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ lúc vua Trụ mất nước Võ-vương lập lên nhà Châu, dân chúng sống trong cảnh thái-bình thịnh trị. Các triều vua kế tiếp như Thành-vương, Khương-vương, đều nhờ lấy đức trị dân, lại được các bậc trung thần như : Châu-công , Thiệu-công, Tấtcông, Sử-Dật, hết lòng phò tá, lên cơ-nghiệp vững-bền. Qua đến đời vua thứ tám là Di-vương, cơ-nghiệp nhà Châu bắt đầu suy-yếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 1 Đông Châu Liệt Quốc Hồi 1 Nghe trẻ hát, tôi trung bị giết. Trải lòng ngay , Ðỗ-Bá thác oan Từ lúc vua Trụ mất nước Võ-vương lập lên nhà Châu, dân chúng sốngtrong cảnh thái-bình thịnh trị. Các triều vua kế tiếp như Thành-vương, Khương-vương, đều nhờ lấyđức trị dân, lại được các bậc trung thần như : Châu-công , Thiệu-công, Tất-công, Sử-Dật, hết lòng phò tá, lên cơ-nghiệp vững-bền. Qua đến đời vua thứ tám là Di-vương, cơ-nghiệp nhà Châu bắt đầusuy-yếu. Ðến đời vua thứ chín là Lệ-vương lại càng nhu-nhược hơn. Trongnước nổi loạn, nịnh-thần thí vua, toan tiếm ngôi may nhờ có Châu-công vàThiệu-công, đồng tâm hiệp lực, lập Thái-tử Tịnh lên kế vị. Thái-tử Tịnh lên ngôi xưng hiệu là Tuyên-vương , trong thì lo sửasang triều-chính chiêu-đãi hiền-thần, ngoài thì lo vỗ an bá-tánh, vì thế cácbậc hiền-tài lúc bấy giờ như Phương-Chúc, Thiệu-Hổ, Doãn-kiết-phủ, Châu-Bá, Trọng-sơn-phù, đều dốc lòng bảo giá . Tuyên-vương đem lại thái bìnhcho nhà Châu được mười chín năm thì giặc Khương-nhung dấy-loạn, vuaphải ngự-giá thân-chinh. Thế giặc quá mạnh, Tuyên-vương thua luôn may trận, quân-sĩ hao hụtrất nhiều, bèn trở về Thái-nguyên kiểm-điểm dân số để mộ thêm binh lính. Khi đi ngang qua một khu phố nhỏ gần Kiểu-kinh có một bầy trẻ xúmnhau vỗ tay hát : Thỏ lên, ác lặn non mờ , Túi cơ cung yểm bơ phò nước non. Vua nghe câu hát lấy làm tức giận, truyền quân vây bắt. Bọn trẻ cả sợ chạy tán loạn, chỉ bắt được có hai đứa. Vua quát hỏi : - Ai bày cho chúng bay hát như thế ? Hai đứa trẻ run lẩy bẩy, cúi đầu tâu : - Cách đây ba hôm, có một đứa nhỏ mặc áo đỏ, đến tại chợ nầy dạychúng con hát. Nhưng chẳng biết vì sao, cùng một lúc, cả trẻ con trong khuphố đều biết các câu hát ấy. Vua lại hỏi : - Hiện bây giờ thằng bé mặc áo đỏ ấy ở đâu ? Hai đứa bé đáp : - Chẳng biết nó đi đâu , từ ấy đến nay chúng con không còn gặp nónữa. Vua Tuyên-vương cau mày, suy nghĩ rồi truyền đuổi hai đứa bé ấy đi .Lại khiến quan Tư-thị loan-báo khắp khu-phố cấm không cho con nít hátnhư thế nữa. Nếu đứa trẻ nào còn hát cha mẹ nó phải chịu tội. Kế đó vuangự-giá về cung. Sáng hôm sau, lâm triều bá quan vào chầu đủ mặt, vua bèn thuật lạicâu hát ấy, và hỏi có ai đoán được hư thiệt không ? Quan Lễ-Bộ Triệu-hổ quỳ tâu : - Tâu Bệ-hạ, cây yểm là thứ cây dâu núi, dùng làm cung , còn cơ làloại cỏ dùng đan giỏ đựng tên. Cứ theo câu hát ấy mà bàn thì chắc trongnước sẽ bị nạn binh-đao ! Tuyên-vương đưa mắt nhìn các quan cận-thần hỏi ý-kiến. Quan Thái-tế Trọng-sơn-phủ quỳ tâu : - Theo ý Ngu-thần thì cung tên biểu hiệu cho binh-đao, nay Bệ-hạđang muốn kiếm dân, bắt lính đánh dẹp rợ Khương, điềm ấy e ảnh hưởngkhông lành đến dự-tính của Bệ-hạ. Tuyên-vương gật đầu hỏi lại : - Thế thì thằng con nít mặc áo đỏ là ai ? Thái-sư Bá-dương-phụ tâu : - Chúng con nít mặc áo đỏ thuộc hỏa, còn sao Huỳnh-hoặc cũng thuộchỏa. Ấy là ông trời muốn răn vua, nên khiến sao Huỳnh-hoặc biến ra đứa trẻđó . Tuyên-vương nghe nói cho là phải, bèn phán : - Vậy bây giờ trẫm tha tội cho Khương-nhung, rút quân ở Thái-nguyên về, truyền đốt tất cả số cung tên lưu trữ trong kho, như thế có tránhđược điềm họa kia chăng ? Dương-phụ lại quỳ tâu : - Hạ-thần xem thiên văn thấy điềm dữ ứng tại cung vua, chớ khôngcan chi đến bờ cõi. Hơn nữa, luận theo câu hát thỏ lên, ác lặn có nghĩa làâm thạnh, dương suy, hạ thần e rằng việc nước sẽ do tay đàn bà quấy rối. Tuyên-vương nói : - Trong cung có Khương-hậu là kẻ hiền-đức, cai quản tam-cung, lục-viện. Mỗi một cung phi đều do tay Khương-hậu chọn lựa, làm sao có thể xảyra tai họa ấy được ? Dương-phụ tâu : - Tâu Bệ-hạ, ý trong câu hát không phải là việc bây giờ, xin Bệ-hạ cứthi nhân, bố đức, may ra việc dữ trở nên lành , còn cung tên trong kho chẳngnên đốt làm chi. Tuyên-vương nghe xong, lòng rất nghi-hoặc, bèn bãi chầu lui vào hậucung, đem các việc thuật lại cho Khương-hậu nghe. Khương-hậu tâu : - Tâu Bệ-hạ, điềm dữ vừa ứng, trong cung lại có việc lạ lùng, thần-thiếp định tâu cùng Bệ-hạ. Tuyên vương ngơ-ngác hỏi : - Chẳng hay trong cung lại có việc gì chẳng lành sao ? Vừa rồi trong cung có một phi-tần của Tiên-vương để lại, tuổi ngoàinăm mươi, có thai đã bốn mươi năm trời, đêm qua lại sanh ra một gái. Tuyên-vương giật mình hỏi : - Ðứa con gái ấy bây giờ ở đâu ? Khương-hậu nói : - Thần-thiếp cho là quái-thai, nên đã sai người đem vứt xuống sôngThanh-thủy, cách đây vài mươi dậm. Vua cho là chuyện lạ, bèn đòi người cung-phi già đó đến hỏi tự sự . Người cu ...

Tài liệu được xem nhiều: