Danh mục

Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 23

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.30 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhắc qua việc nước Vệ, Vệ ý-công lên ngôi đã chín năm trời, mà tính tình biếng nhác, chẳng lo chính sự, chỉ thích chơi một giống chim gọi là chim hạc. Giống chim nầy tính ưa sạch sẽ, hình dung đã tao nhã lại hát hay, múa khéo. Người trong nước thấy vua ưa thích , đua nhau bắt chim hạc đem đến dâng rất nhiều. Hễ chim nào tốt thì được Vệ ý-công phong hàm-phẩm, cấplương bổng, chim nào đẹp thì được ăn lộc Đại-phu, xem như một triều đình chim hạc. Mỗi khi Vệ ý-công đi chơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 23 Đông Châu Liệt Quốc hồi 23 Ham chim hạc, Vệ-hầu mất nước Giận sở-vương, Tề-chúa hưng binh Nhắc qua việc nước Vệ, Vệ ý-công lên ngôi đã chín năm trời, mà tínhtình biếng nhác, chẳng lo chính sự, chỉ thích chơi một giống chim gọi làchim hạc. Giống chim nầy tính ưa sạch sẽ, hình dung đã tao nhã lại hát hay, múakhéo. Người trong nước thấy vua ưa thích , đua nhau bắt chim hạc đem đếndâng rất nhiều. Hễ chim nào tốt thì được Vệ ý-công phong hàm-phẩm, cấplương bổng, chim nào đẹp thì được ăn lộc Đại-phu, xem như một triều đìnhchim hạc. Mỗi khi Vệ ý-công đi chơi đâu trên các cỗ xe loan, chim hạc đậu baoquanh, gọi là Hạc tướng quân. Các người nuôi hạc lúc bấy giờ ăn lương rất hậu. Triều đình phải thâuthuế của dân thật nặng, để đủ tiền cấp lương cho hạc . Lúc bấy giờ việc triều chính do tay Thạch-kỳ con cháu Thạch-Thác vàNinh-tốc đảm đương. Hai người nầy là hai tôi trung liệt đã nhiều lần cangián nhưng Vệ ý-công không nghe. Công-tử Hủy là thứ huynh của Vệ huệ-công, thấy cháu mình như vậy,biết nước Vệ một ngày nào đó tất sanh biến , bỏ sang nước Tề cư ngụ . Tề hoàn-công chọn con gái dòng Tôn-thất gả cho, rồi cho ở luôn bênnước Tề. Nước Vệ sang trong tình trạng ngoắc ngoải ấy mãi cho đến lúc quânBắc-dịch đến xâm lấn bờ cõi. Bắc-dịch là một nước cường thạnh , lâu nay có ý xâm chiếm Trung-nguyên . Vừa rồi lại nghe Tề hoàn-công đi đánh Sơn-nhung lấy làm tức tối.Vua nước Bắc-dịch là Sưu-man, vỗ án hét : - Quần Tề đem quân đi đánh Sơn-nhung là có ý khinh dễ nước ta lắm,nếu không nghĩ cách mà trị trước, ắt quân Tề còn dễ ngươi nữa. Nói xong, kéo binh sang đánh nước Hình. Tề hoàn-công toan đem binh sang cứu nước Hình , thì quân Bắc-dịchlại kéo sang đánh nước Vệ. Lúc ấy, Vệ ý-công đang sai người đẩy xe chim bạc đi chơi, nghe báocó quân Bắc-dịch đến đánh thất kinh, hạ lệnh gọi quân đi đánh giặc. Dân nước Vệ bỏ trốn cả, không ai dám ra đi lính. Vệ ý-công sai quan Tư-đồ đi bắt khắp nơi mới được hơn một trămngười đem về tra hỏi. Dân nước Vệ thưa : - Chúa-công chỉ dùng một giống vật cũng đủ đẹp được quân Bắc-dịch,hà tất phải gọi lính làm gì ? Vệ ý Công hỏi : - Giống vật gì lại có thể đuổi được giặc ? Dân nước Vệ thưa : - Giống chim hạc ! Vệ ý-công quát mắng : - Giống chim hạc làm thế nào mà đánh giặc, các ngươi đám dùng lờikhi quân như thế sao ? Dân nước Vệ vẫn không sợ sệt, đáp : - Chim hạc không đánh được giặc, thì đó là vật vô-dụng thế mà Chúa-công đã dùng vật vô dụng cho hưởng ơn vua lộc nước , còn kẻ hữu-dụng lạibõ đi , như vậy làm sao trong cơn hữu-sự dân chúng không bõ trốn ? Vệ ý-Công tỉnh ngộ, dịu giọng nói : - Nay ta đã hối lỗi. Ta sẽ theo ý dân đuổi hết chim hạc đi. Thạch-kỳ tâu : - Xin Chúa-công thực hành ngay ý định ấy. Tôi e bây giờ đã trễ lắm ! Vệ ý-Công tức khắc sai người đi đuổi chim hạc, nhưng chim hạc lâunay được nuôi nấng, quen nơi ăn, chốn ở nên cứ quanh quẩn mãi trong cungkhông chịu bay đi. Thạch-kỳ và Ninh-Tốc thân hành ra đứng giữa chợ , giảng dụ dânchúng, nói rõ lòng hối hận của Vệ ý-công, dân chúng mới chịu nhập vàoquân ngũ. Thì, lúc đó giặc Bắc-dịch đã kéo đến đất Huỳnh-Trạch rồi. Thạch-kỳ bàn với Vệ ý-công : - Quân Bắc-Dịch mạnh lắm, chớ khinh thường. Tôi xin sang nước Tềcầu cứu, nhờ binh Tề giúp sức mới xong. Vệ ý-Công nói : - Ngày trước Tề phụng mệnh Thiên-tử đem binh chinh phạt nước ta.Dẵu không bắt tội, nhưng từ ấy đến nay ta chưa sang tạ tội , nay chắc gì Tềchịu đem binh đến giúp. Chi bằng ta liều quyết chiến với Bắc-dịch một phenrồi sẽ liệu. Ninh-tốc tâu : - Nếu vậy xin Chúa-công lo bảo vệ thành trì, để tôi đem quân ra quyếtchiến cho. Vệ ý-công nói : - Nếu ta không thân hành ra trận, lòng quân không cởi mở được cămhờn. Nói xong, trao cho Thạch-kỳ một cái ngọc-quyết và dặn : - Ta giao việc nước cho khanh hãy ráng vì ta mà tận tâm. Lại giao cho Ninh-tốc một mũi tên, rồi nói tiếp : - Khanh khá lo việc giữ thành. Nếu không đánh được quân. Bắc-dịchta thề không trở về. Thạch-kỳ và Ninh-tốc đều ứa nước mắt nhìn Vệ ý-công nghẹn ngàokhông nói được nữa lời. Vệ ý Công cùng với tướng Cừ-khổng khai thành, kéo quân đi . Tuy Vệ ý-công đã ăn năn, nhưng lòng dân oán hận chưa nguôi . Lúc đi đường, quân lính hát lên nhiều câu ngập tràn uất ức. Hát rằng : Hỡi chim hạc ! Hỡi chim hạc ! Lầu son bát ngát ! Chim hạc ăn lương ! Đồng rẫy ruộng nương Dân thuờng lo cày cấy ! Hạc lai chơi bay nhảy Xuống ngựa lên xe ! Dân khổ cực trăm b ...

Tài liệu được xem nhiều: