Tề Cảnh công thấy nước Tấn không đánh nổi nước Sở, chư hầu đều có ý chán, muốn thay nước Tấn làm bá chủ . Lỗ Chiêu công khi trước bị quan đại phu nước Lỗ là Quí Tôn Ý Như đuổi . Tề Cảnh công định giúp cho Lỗ Chiêu công về nước, nhưng Qúi Tôn Ý Như cố ý chống cự không theo . Lỗ Chiêu công lại sang cầu cứu nước Tấn . Quan đại phu nước Tấn là Tuân Lịch cũng ăn tiền của Qúi Tôn Ý Như mà không chịu giúp Lỗ Chiêu công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 78 Đông Châu Liệt Quốc Hồi 78 Lê Di hiến kế dùng Lai Binh Khổng Tử kể tội giết Thiếu Chính Tề Cảnh công thấy nước Tấn không đánh nổi nước Sở, chư hầu đềucó ý chán, muốn thay nước Tấn làm bá chủ . Lỗ Chiêu công khi trước bịquan đại phu nước Lỗ là Quí Tôn Ý Như đuổi . Tề Cảnh công định giúp choLỗ Chiêu công về nước, nhưng Qúi Tôn Ý Như cố ý chống cự không theo .Lỗ Chiêu công lại sang cầu cứu nước Tấn . Quan đại phu nước Tấn là TuânLịch cũng ăn tiền của Qúi Tôn Ý Như mà không chịu giúp Lỗ Chiêu công .Lỗ Chiêu công phải chết ở nước ngoài . Qúi Tôn Ý Như liền bỏ thế tử Diễnmà lập công tử Tống lên nối ngôi, tức là Lỗ Định công . Lỗ Định công vì cớQúi Tôn Ý Như giao thông với Tuân Lịch nước Tấn, cho nên theo Tấn màkhông theo Tề: Tề Cảnh công giận lắm, dùng Quốc Hạ làm tướng đem quânsang quấy nhiễu bờ cõi nước Lỗ, nước Lỗ cũng không thể đánh lại nổi .Chưa được bao lâu, Qúi Tôn Ý Như chết, con là Kỳ nối chức tức là QúiKhang tử . Nguyên trước Mạnh thị, Qúi thị và Thúc thị, ba họ ấy từ khi LỗChiêu công còn ở nhà, cũng đã cùng nhau chia ba nước Lỗ . Họ nào cũng códùng riêng gia thần để cầm quyền chính, thành ra vua Lỗ không có bề tôi .Đến lượt bọn gia thần lại tiếm quyền của ba quan đại phu làm nhiều điềungang ngược, xâm phạm đến chủ mình . Bấy giờ Mạnh Tôn Vô Kỵ, Qúi TônTư, Thúc Tôn Châu Cừu, dẫu mỗi nhà có một cái ấp riêng, nhưng quyềnchính đều về tay chức ấp tể cả . 1. Mạnh thị có Thành ấp, viên ấp tể là Công Liễm Dương . 2. Qúi thị có Phí ấp, viên ấp tể là Công Sơn Bất Nhữu . 3. Thúc thị có Cấu ấp, viên ấy tể là Công Nhược Điểu . Thành của ba ấp đều tự ba nhà lập riêng, rất là bền vững, chẳng khácgì kinh thành ở Khúc Phụ . Trong ba viên ấp tể ấy thì Công Sơn Bất Nhữungang ngược hơn cả . Công Sơn Bất Nhữu có một người gia thần họ Dươngtên Hổ, tên tự là Hoà, vốn người trán to vai rộng, cao hơn chín thước, sứckhỏe lạ thường, lại nhiều mưu trí . Lúc đầu Qúi Tôn Tư tin dùng, cho làmchức ấp tể; sau dần dần Dương Hổ chuyên hết quyền chính nhà Qúi thị,thành ra Qúi thị lại bị Dương Hổ áp chế, không biết làm thế nào được . Bấy giờ lại có quan thiếu chính, tên là Mão, vốn người học rộng nhớdai, lại có tài khéo nói . Cả nước ai cũng cho là một người thông thái .Nhưng thiếu chính Mão có tính nham hiểm, phản phúc; khi thấy ba nhà thìtán tụng là có công giúp vua yên nước; khi thấy bọn Dương Hổ thì lại giảcách nói những giọng phù công thất (trỏ vua Lỗ) mà ức tư gia (trỏ ba nhà),làm cho hai bên cừu địch lẫn nhau, nhưng ai cũng yêu cái tài hùng biện củathiếu chính Mão, cho nên không ai tỏ được mưu gian của y cả . Lại nói chuyện Mạnh Tôn Vô Kỵ, tức là con Trọng Tôn Quặc, cháuTrọng Tôn Miệt . Khi Trọng Tôn Quặc hãy còn vẫn mến danh tiếng KhổngTử người nước Lỗ, bắt con là Mạnh Tôn Vô Kỵ theo Khổng Tử để học lễ . Khổng Tử nước Lỗ tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni . Cha là ThúcLương Ngột, khi trước làm quan đại phu ở Trâu ấp, tức là viên dũng tướnghai tay nâng nổi cái cánh cửa treo ở thành Bức Dương ngày trước . Nguyêntrước Thúc Lương Ngột lấy con gái họ Thi nước Lỗ, không có con . Ngườithiếp sinh được một con, tên là Mạnh Bì thì lại có tật ở chân . Thúc LươngNgột mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn . Họ Nhan có năm con gái,đều chưa gả chồng cả, có ý chê Thúc Lương Ngột đã già, mới bảo các conrằng: - Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan đại phu ở Trâu ấpkhông ? Các con chẳng ai trả lời cả . Người con gái út tên là Trưng Tại, đứngdậy thưa rằng: - Phép làm con gái khi còn ở nhà phải theo lời cha, cha đặt đâu conphải ngồi đấy, còn phải hỏi gì! Họ Nhan nghe nói lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc LươngNgột . Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sựhiếm hoi, cùng nhau vào lễ cầu tự ở Ni Sơn . Trưng Tại trèo lên trên núi câycối đều rung động lên . Khi làm lễ xong trở xuống thì lá cây lại rủ xuốngnhư cũ . Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy thần Hắc Đế triệu đến màbảo rằng: - Sau này nàng sẽ sinh được con thánh, nhưng khi nào lâm sản nênvào trong Không Tang . Đến khi tỉnh dậy thì thành có thai . Một hôm Trưng Tại lại mơ mơmàng màng như người chiêm bao, trông thấy năm ông cụ già đứng ở dướisân, tự xưng là năm vì sao, dắt một con thú giống như con trâu con mà cómột sừng, mình lại có vằng . Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phụcngay xuống mà nhả cái thước ngọc ở trong miệng ra . Trên cái thước ngọccó câu văn rằng: Con nhà thủy tinh, nối đời Chu suy mà làm Tố vương .Trưng Tại biết có điềm lạ, mới lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy mà dắtđi . Khi tỉnh dậy, nói chuyện với Thúc Lương Ngột . Thúc Lương Ngột nói: - Con thú ấy tất là con kỳ lân . Gần đến ngày đẻ, Trưng Tại mới hỏi Không Tang là chỗ nào . ThúcLương Ngột nói: ...