Danh mục

Đông Châu Liệt Quốc - Lời tựa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết trường thiên của Trung Hoa xuất hiện ở đầu đời nhà Minh , với bộ "Tam Quốc diễn nghĩa" , rồi đến bộ "Thuỷ Hử truyên" , rồi đến bộ "Tây Du Ký" .Ðến năm Gia Tĩnh thì xuất hiện bộ "Liệt quốc chí truyện" của Dư Thiệu Ngư gồm 8 quyển , 226 tiết , bắt đầu từ khi vua Trụ (nhà Thương) lấy Ðát Kỷ , đến khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa . Sau đó vào cuối đời Minh , Phùng Mộng Long cải bộ "Liệt quốc chí truyện" , đổi tên là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Châu Liệt Quốc - Lời tựa Đông Châu Liệt Quốc Lời tựa Tiểu thuyết trường thiên của Trung Hoa xuất hiện ở đầu đời nhàMinh , với bộ Tam Quốc diễn nghĩa , rồi đến bộ Thuỷ Hử truyên , rồiđến bộ Tây Du Ký .Ðến năm Gia Tĩnh thì xuất hiện bộ Liệt quốc chítruyện của Dư Thiệu Ngư gồm 8 quyển , 226 tiết , bắt đầu từ khi vua Trụ(nhà Thương) lấy Ðát Kỷ , đến khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa . Sau đó vào cuối đời Minh , Phùng Mộng Long cải bộ Liệt quốc chítruyện , đổi tên là Tân liệt quốc chí , dài 108 hồi , bắt đầu từ đời Tuyênvương nhà Chu , cho đến đời Tần Thủy Hoàng . Vào khoảng đời Kiến Long nhà Thanh xuất hiện bộ Ðông Chu liệtquốc chí . Bản này dựa vào bản Tân liệt quốc chí mà sửa đổi lại chút ít vàthêm vào rất nhiều những lời phê bình , chú thích của Sái Nguyên Phong . Năm 1995 , Nhà xuất bản Tác gia ở Bắc Kinh (Trung Hoa) phát hànhbộ Ðông Chu liệt quốc chí dựa vào bản của Phùng Mộng Long . Nhữngchỗ nào Sái Nguyên Phong sửa chữa Tân liệt quốc chí một cách sai lầm thìnhà xuất bản Tác giả khôi phục lại bản cũ , còn những chỗ nào mà cả PhùngMộng Long và Sái Nguyên Phong đều sai lầm thì nhà xuất bản Tác giả đínhchính lại một cách thận trọng . ** Ðông chu liệt quốc chí bao gồm một thời kỳ lịch sử dài hơn 400năm (thế kỷ VI, V, IV, III trước công nguyên). Thời kỳ ấy bắt đầu từ khiBình vương nhà Chu dời đô sang phía Ðông và kết thúc với cuộc thống nhấtcủa Tần Thủy Hoàng . Sử cũng gọi thời kỳ ấy là đời Ðông Chu (chia làm haigiai đoạn là Xuân thu và Chiến quốc). Trong lịch sử Trung Hoa , đó là thờikỳ quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền đến chế độ phong kiến tậpquyền (có một thuyết cho rằng đời Xuân thu còn ở trong chế độ nô lệ) .Phùng Mông Long căn cứ chủ yếu vào các sách Tả truyện và Quốc ngữcủa Tả Khâu Minh và sách Sử ký của Tư Mã Thiên và có tham khảo cácsách Công dương truyện , Chiến quốc sách và hơn mười bộ sử khác nữa ,để biên soạn Ðông Chu Liệt Quốc chí Sử ** Tư tưởng toát ra trong suốt bộ tiểu thuyết này là tư tưởng dân bảncủa nhà nho : dân là gốc của nước , là sức mạnh của nước ; không phải vũlực quyết định sự thành công hay sự thất bại mà chính là lòng dân . Trongtruyện , những bậc anh hùng cứu nước (Huyền Cao , Tín Lăng quân , LạnTương Như , v.v...) những nhà trí thức chính trực (Ðổng Hồ , Lỗ TrọngLiên , v.v...); những người chấp chính có nhiệt tình với dân với nước (QuảnTrọng , Tử Văn , Tôn Thúc Ngao,v.v...) đều được tác giả nhiệt liệt ca ngợivà đề cao . Mặt khác , tác giả miêu tả không dè dặt , không nể nang , cái bản chấtxấu xa , bỉ ổi của giai cấp thống trị . Những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tậpđoàn thống trị , sự tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân , gây nên vô sốnhững cuộc chính biến và những cuộc tàn sát trong hơn bốn thế kỷ . Cũngkhông sao nói hết được sự dâm loạn vô sỉ ở chốn cung đình : quan hệ namnữ bậy bạ giữa anh em ruột , giữa bố chồng và nàng dâu , con chồng và thứmẫu ,v.v... (Tề Khương công và nàng Văn Khương , Vệ Tuyên công và nàngTuyên Khương , Tấn Hiền công và nàng Tề Khương , v.v...) đều được tácgiả kể lại và có thái độ phê phán . Sự ngu xuẩn của bọn thống trị thì đượcbiểu hiện trong những nhân vật điển hình là Tống Tương công (dựng cờnhân nghĩa , không chịu đánh giặc trong lúc giặc đang qua sông) , Vệ công(cho hạc làm quan) , Yên Khoái (bắt chước Nghiêu , Thuấn nhường ngôi)v.v... Tuẫn táng là một tập tục vô nhân đạo do sự ngu xuẩn của bọn đếvương sinh ra : Tề Hiều công chôn sống hơn hai trăm nội thị và cung nhân ,để cho cha mình (chết rồi) có người hầu hạ ở dưới đất ; 177 người dân ,trong đó có những người ưu tú (Tam Lương) cũng chịu một số phận như vậyở đất Ung , táng địa của Tần Mục công ; Ngô vương Hạp Lư đánh bẫy hơnmột vạn nam nữ để tuẫn táng cho con gái chết yểu của mình là Thắng Ngọc . Bên cạnh những tư tưởng tiến bộ , thì do sự hạn chế của thời đại ,Phùng Mộng Long cũng không tránh khỏi những quan điểm tiêu cực , lạchậu . Ở Ðông chu liệt quốc , tư tưởng chính thống và định mệnh rất phổbiến . Vua nhà Chu làm thiên tử là do mệnh trời , cho nên những nước chưhầu nào xưng vương đều bị coi là tiếm . Ðó là tư tưởng chính thống , xâydựng trên quan điểm định mệnh . Ðông Chu liệt quốc cũng đề cao trung hiếu tiết nghĩa phong kiến .Chữ trung ở đây là sự trung thành tuyệt đối của kẻ làm tôi , làm dân đốivới cá nhân thiên tử là người được coi như chịu mệnh trời để cai trị thiên hạ .Trong Ðông Chu liệt quốc không thiếu gì chuyện vua bắt kẻ làm tôi phảichết , kẻ bề tôi phải vui lòng chết theo để được tiếng là trung . Chữ hiếucũng cùng bản chất với chữ trung vì thiên tử được coi như là cha mẹ dân .Công tử Thọ và Cấp Tử nước Vệ vui lòng chết để khỏi trái đạo hiếu đốivới một người cha tàn ác , bất công . Chữ trinh chữ tiết cũng được quanniệm một cách hẹp hòi , biểu hiện một quan h ...

Tài liệu được xem nhiều: