Dòng dữ liệu xuyên quốc gia: Cân bằng giữa bảo mật dữ liệu và tăng trưởng kinh tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng dữ liệu xuyên quốc gia: Cân bằng giữa bảo mật dữ liệu và tăng trưởng kinh tếDÒNG DỮ LIỆU XUYÊN QUỐC GIA: CÂN BẰNG GIỮA BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Lý Đại Hùng Viện Kinh tế Việt Nam - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhTóm tắt. Trong không gian kinh tế số, biên giới địa lý bị xoá nhòa dẫn đến dữ liệu có thể dịchchuyển xuyên quốc gia với tốc độ rất nhanh. Với dòng dữ liệu này, bảo mật dữ liệu càng caothì càng bảo vệ quyền lợi của người dùng một cách chặt chẽ hơn. Nhưng bảo mật cao cũng cảntrở sự trao đổi thông tin, tạo nên một rào cản cho quá trình đổi mới sáng tạo, từ đó, hạn chếđóng góp của dữ liệu cho tăng trưởng kinh tế. Đối diện với sự đánh đổi này, mỗi quốc gia cầntìm được một điểm cân bằng giữa bảo mật dữ liệu và tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, hành langpháp luật của Việt Nam đang theo triết lý của châu Âu với sự ưu tiên hơn về tính bảo mật trongkhi Hoa Kỳ ưu tiên hơn cho tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, bài thamluận gợi ý rằng quá trình hoàn thiện hành lang pháp luật tại Việt Nam nên có độ mở hơn, giúpgiải phóng tiềm năng đóng góp của dòng dữ liệu xuyên quốc gia cho tăng trưởng kinh tế.Từ khóa: Dòng Dữ liệu Xuyên Quốc gia; Tăng trưởng Kinh tế; Việt Nam.Cross-Border Data Flows: Balance between Data Privacy and Economic GrowthAbstract. Within digital economic space, the geographical borders are erased so that data canbe flow across border with a very high speed. In this cross-border data flow, a high privacyprotects more effectively personal benefits. But a high privacy also imposes a constraint on theexchange of information, thus impeding innovation process and limiting contribution toeconomic growth. Facing this trade-off, each country needs to find a balance point betweendata privacy and economic growth. Currently, Vietnam law system is biased on the data privacyas the European system while United States are biased on the economic growth. In order toenhance the digital transformation, the paper suggests that the Vietnam law system should bemore open to release the potential contribution of cross-border data flows to the economicgrowth.Keywords: Cross Border Data Flows; Economic Growth; Vietnam 1801. Giới thiệu chung. Dữ liệu đang ngày càng trở thành một nguồn tài nguyên giá trị, thậm chí còn được coinhư tài nguyên có giá trị nhất, vượt qua cả dầu mỏ (Thời báo Economist, 2017). Vì không giankỹ thuật số không có biên giới rõ ràng như biên giới địa lý nên dòng di chuyển của dữ liệuxuyên quốc gia xảy ra với quy mô rộng và cường độ mạnh hơn hẳn các dòng di chuyển nguồnlực thông thường như dòng thương mại quốc tế của hàng hóa và dịch vụ, hoặc dòng đầu tưquốc tế của vốn đầu tư. Tính chất phức tạp này của dòng dữ liệu xuyên quốc gia này lại đặt ranhu cầu về các phân tích đánh giá nhằm tìm ra cách thức vận dụng, hướng dòng dữ liệu phụcvụ quá trình phát triển kinh tế xã hội mà vẫn đảm bảo an toàn thông tin của một quốc gia. Bài tham luận này tập trung vào khả năng đánh đổi mà dòng dữ liệu xuyên quốc gia đặtra giữa việc bảo mật dữ liệu (data privacy) và đóng góp của dữ liệu vào tăng trưởng kinh tế.Theo cách tiếp cận kinh tế học, dòng dữ liệu xuyên quốc gia được xem xét như một nguồn lựcdành cho phát triển kinh tế, bên cạnh các nguồn lực khác gồm vốn đầu tư và lực lượng laođộng. Kết quả phân tích ghi nhận rằng dòng dữ liệu xuyên quốc gia có ba đặc điểm chính gồmsự mở rộng pham vi sử dụng qua biên giới địa lý, khả năng bảo tồn nguồn lực và chỉ phụ thuộcvào không gian kỹ thuật số. Từ các đặc điểm này, việc bảo mật dữ liệu tạo ra khả năng loại trừtrong việc sử dụng dữ liệu, tức là chỉ giới hạn trong phạm vi chủ sở hữu dữ liệu, và do đó, cáccá nhân, tổ chức khác không có quyền sử dụng. Nhưng bảo mật dữ liệu cũng hạn chế khả năngđổi mới sáng tạo, từ đó, tạo ra ít đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tồn tại sự đánh đổigiữa bảo mật dữ liệu và tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn. Bài tham luận liên quan trực tiếp đến các nghiên cứu về bảo mật dữ liệu hiện nay. Bảomật dữ liệu liên quan mật thiết với ba loại hình chính sách về cạnh tranh, khách hàng và số liệu(Kerber, 2016). Trong đó, chính sách cạnh tranh đề cập đến khả năng tập trung sức mạnh độcquyền về thu thập và sử dụng dữ liệu trong kiểm soát của một số hãng công nghệ lớn. Chínhsách khách hàng phản ánh thực tiễn rằng phần lớn dữ liệu hiện nay là các thông tin liên quanđến các cá nhân như lịch sử giao dịch hàng hóa và thông tin cá nhân. Và chính sách số liệu dựatrên căn cứ rằng dữ liệu trước hết là tập hợp các trường số liệu khác nhau, có thể được thu thậpmột cách có hệ thống hoặc tản mát. Bảo mật dữ liệu phụ thuộc chủ yếu vào lựa chọn của các nhà hoạch định chính sách,trong khi việc thực thi bảo mật dữ liệu lại phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật của mộtquốc gia (Shapiro, 2022). Cụ thể, bảo mật dữ liệu liên quan đến ba yếu tố gồm an toàn(security), đổi mới sáng tạo (innovation) và quyền cá nhân (individual legal rights). Hiện nay, 181hệ thống luật bảo mật dữ liệu của mỗi quốc gia đều có sự nhấn mạnh vào một yếu tố hơn sovới hai yếu tố còn lại, mà ít khi đạt được cân bằng. Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đặttrọng tâm vào quyền cá nhân, trong khi Hoa Kỳ lại coi đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọngnhất. Đối với nhánh nghiên cứu vừa nêu về bảo mật dữ liệu, bài tham luận này phân tích cácđặc điểm chính của bảo mật dữ liệu và đặt công tác này vào bối cảnh của dòng di chuyển dữliệu xuyên quốc gia. Ngoài ra, bài tham luận cũng thảo luận nhiều hơn về khả năng áp dụngchính sách về bảo mật dữ liệu trong bối cảnh của một nền kinh tế đang phát triển như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Dữ liệu cá nhân Dòng chảy kinh tế số Dòng dữ liệu xuyên quốc gia Bảo mật dữ liệu Tăng trưởng kinh tế Không gian kinh tế sốTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương An toàn và an ninh mạng - Trường Đại học Sao Đỏ
11 trang 323 0 0 -
Giáo trình An toàn và bảo mật thông tin - ĐH Bách khoa Hà Nội
109 trang 275 0 0 -
Ebook Managing risk and information security: Protect to enable - Part 2
102 trang 263 0 0 -
Đề cương chi tiết bài giảng môn Đảm bảo và an toàn thông tin
25 trang 258 0 0 -
Bài giảng An toàn và bảo mật thông tin - Trường đại học Thương Mại
31 trang 236 0 0 -
Nâng cao tính bảo mật trong xác thực người dùng Web sử dụng đặc trưng sinh trắc học
12 trang 206 0 0 -
Phương pháp bảo vệ và khác phục sự cố máy tính: Phần 2
99 trang 201 0 0 -
Một số phương pháp bảo mật dữ liệu và an toàn cho máy chủ
5 trang 197 0 0 -
Đề xuất xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn không gian mạng
12 trang 188 0 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 183 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0