ĐỘNG KINH
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 96.00 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5 1%
dân số. Số trường hợp mới mắc trong
mỗi năm trung bình là 50 trường hợp/ 100.000 dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỘNG KINH ĐỘNG KINH Mục tiêu: — Nắm được các nét chính về đại cương của động kinh: định nghĩa, phân loại và nguyên nhân gây động kinh. — Nắm được biểu hiện lâm sàng của 4 thể động kinh chính. — Biết được giá trị của các chẩn đoán bổ trợ trong chẩn đoán động kinh. — Nắm được nguyên tắc điều trị nội khoa động kinh. — Nêu được chỉ định của 5 thuốc chống động kinh chủ yếu. 1. Đại cương 1.1. Sơ lược về dịch tễ Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5 1% dân số. Số trường hợp mới mắc trong mỗi năm trung bình là 50 trường hợp/ 100.000 dân. Tuổi mắc bệnh động kinh rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên nhân nhưng các nghiên cứu về động kinh nói chung cho thấy tỷ lệ động kinh ở trẻ em rất cao: 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi. 1.2. Định nghĩa động kinh Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron. Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính: cơn xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian cơn kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước), mất ý thức là biểu hiện thường thấy của cơn động kinh. Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Quốc tế chống động kinh xác định: “ Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột”. 1.3. Phân loại — Sự phân loại của cơn động kinh được dựa trên cơ sở của những tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm: vị trí giải phẫu của động kinh, nguyên nhân, tuổi, tình trạng tâm thần kinh hoặc đáp ứng đối với điều trị. Phân loại động kinh có vai trò quan trọng không những trong thực hành lâm sàng thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu động kinh trên toàn thế giới. Sự hiểu biết về động kinh liên tục được bổ sung, các bảng phân loại động kinh cũng không ngừng được đổi mới và nhiều bảng phân loại đã ra đời trong các năm 1969, 1981, 1985, 1989, 1992… Hai bảng phân loại được đề cập nhiều nhất là bảng phân loại năm 1981 và phân loại năm 1989. + Cơn động kinh toàn thể: xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan tỏa trên cả 2 bán cầu liên quan đến kích thích trên toàn bộ vỏ não. Cơn có biểu hiện đối xứng, đồng đều cả hai bên bán cầu thể hiện trên cả điện não và lâm sàng. + Cơn động kinh cục bộ: xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần của các neuron của vỏ não. Cơn chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. — Tiểu ban về phân loại và thuật ngữ của Liên hội Quốc tế chống động kinh đã giới thiệu bảng phân loại cơn động kinh chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu điện não đồ (gọi tắt là phân loại 1981). Phân loại kiểu cơn là một mốc quan trọng trong lịch sử bệnh động kinh. Giá trị chủ yếu của bảng phân loại theo kiểu cơn đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, được khẳng định rõ rệt trong thực hành lâm sàng. Bảng: Bảng phân loại quốc tế cơn động kinh năm 1981 Cơn co giật toàn thể: Cơn co giật cục bộ: 1. Cơn vắng ý thức (abcense). A. Cơn co giật cục bộ đơn giản (không rối loạn ý thức). 2. Cơn giật cơ (myoclonic). 1. Với những dấu hiệu vận động. 3. Cơn giật (clonic). 2. Với cảm giác bản thể hoặc cảm giác đặc biệt. 4. Cơn co cứng (tonic). 3. Với những triệu chứng tự động. 5. Cơn co cứngco giật (tonic clonic). 4. Với những triệu chứng tâm thần. 6. Cơn mất trương lực (atonic). B. Cơn co giật cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức). C. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát. 2. Nguyên nhân động kinh 2.1. Động kinh không rõ căn nguyên Động kinh căn nguyên ẩn (cryptogenic epilepsy), thể hiện nguyên nhân được che dấu. Bệnh sử, thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ ra được tổn thư ơng não để có thể giải thích hợp lý các cơn. 2.2. Động kinh nguyên phát (idiopathical epilepsy) Thuật ngữ “động kinh toàn thể nguyên phát primery generalized epilepsy” bao hàm hiện tượng lâm sàng và điện não của cơn động kinh xảy ra trong điều kiện là toàn thể ngay từ đầu, không có tổn thương khu trú não và có yếu tố di truyền. Nhóm động kinh này thường xuất hiện ở lứa tuổi dưới 20, đặc biệt ở tuổi trẻ em. Sự phát triển tâm lý vận động của trẻ vẫn bình thường cho tới lúc xuất hiện các cơn động kinh và ngoài ra không thấy có dấu hiệu của bệnh não. Tuổi phụ thuộc vào dạng cơn: cơn vắng ý thức thường bắt đầu từ 4 6 tuổi, nhóm đặc biệt bắt đầu từ 9 15 tuổi; cơn giật cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỘNG KINH ĐỘNG KINH Mục tiêu: — Nắm được các nét chính về đại cương của động kinh: định nghĩa, phân loại và nguyên nhân gây động kinh. — Nắm được biểu hiện lâm sàng của 4 thể động kinh chính. — Biết được giá trị của các chẩn đoán bổ trợ trong chẩn đoán động kinh. — Nắm được nguyên tắc điều trị nội khoa động kinh. — Nêu được chỉ định của 5 thuốc chống động kinh chủ yếu. 1. Đại cương 1.1. Sơ lược về dịch tễ Động kinh là một bệnh phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5 1% dân số. Số trường hợp mới mắc trong mỗi năm trung bình là 50 trường hợp/ 100.000 dân. Tuổi mắc bệnh động kinh rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên nhân nhưng các nghiên cứu về động kinh nói chung cho thấy tỷ lệ động kinh ở trẻ em rất cao: 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi. 1.2. Định nghĩa động kinh Động kinh là sự rối loạn chức năng thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các neuron. Định nghĩa này được cụ thể hóa bằng các đặc tính: cơn xuất hiện đột ngột và tự thoái lui, trong cơn có rối loạn chức năng thần kinh trung ương của não, thời gian cơn kéo dài ngắn từ vài giây đến vài phút, cơn có tính chất định hình (cơn sau giống cơn trước), mất ý thức là biểu hiện thường thấy của cơn động kinh. Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Quốc tế chống động kinh xác định: “ Động kinh là tình trạng xác định bởi cơn động kinh không do sốt cao, tái phát từ hai cơn trở lên, cách nhau trên 24 giờ và không bị kích thích lên cơn bởi các nguyên nhân được xác định tức thì, các rối loạn chuyển hóa cấp tính hoặc sự ngừng thuốc hay rượu đột ngột”. 1.3. Phân loại — Sự phân loại của cơn động kinh được dựa trên cơ sở của những tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm: vị trí giải phẫu của động kinh, nguyên nhân, tuổi, tình trạng tâm thần kinh hoặc đáp ứng đối với điều trị. Phân loại động kinh có vai trò quan trọng không những trong thực hành lâm sàng thần kinh mà còn góp phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu động kinh trên toàn thế giới. Sự hiểu biết về động kinh liên tục được bổ sung, các bảng phân loại động kinh cũng không ngừng được đổi mới và nhiều bảng phân loại đã ra đời trong các năm 1969, 1981, 1985, 1989, 1992… Hai bảng phân loại được đề cập nhiều nhất là bảng phân loại năm 1981 và phân loại năm 1989. + Cơn động kinh toàn thể: xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan tỏa trên cả 2 bán cầu liên quan đến kích thích trên toàn bộ vỏ não. Cơn có biểu hiện đối xứng, đồng đều cả hai bên bán cầu thể hiện trên cả điện não và lâm sàng. + Cơn động kinh cục bộ: xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần của các neuron của vỏ não. Cơn chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. — Tiểu ban về phân loại và thuật ngữ của Liên hội Quốc tế chống động kinh đã giới thiệu bảng phân loại cơn động kinh chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu điện não đồ (gọi tắt là phân loại 1981). Phân loại kiểu cơn là một mốc quan trọng trong lịch sử bệnh động kinh. Giá trị chủ yếu của bảng phân loại theo kiểu cơn đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, được khẳng định rõ rệt trong thực hành lâm sàng. Bảng: Bảng phân loại quốc tế cơn động kinh năm 1981 Cơn co giật toàn thể: Cơn co giật cục bộ: 1. Cơn vắng ý thức (abcense). A. Cơn co giật cục bộ đơn giản (không rối loạn ý thức). 2. Cơn giật cơ (myoclonic). 1. Với những dấu hiệu vận động. 3. Cơn giật (clonic). 2. Với cảm giác bản thể hoặc cảm giác đặc biệt. 4. Cơn co cứng (tonic). 3. Với những triệu chứng tự động. 5. Cơn co cứngco giật (tonic clonic). 4. Với những triệu chứng tâm thần. 6. Cơn mất trương lực (atonic). B. Cơn co giật cục bộ phức tạp (có rối loạn ý thức). C. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát. 2. Nguyên nhân động kinh 2.1. Động kinh không rõ căn nguyên Động kinh căn nguyên ẩn (cryptogenic epilepsy), thể hiện nguyên nhân được che dấu. Bệnh sử, thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ ra được tổn thư ơng não để có thể giải thích hợp lý các cơn. 2.2. Động kinh nguyên phát (idiopathical epilepsy) Thuật ngữ “động kinh toàn thể nguyên phát primery generalized epilepsy” bao hàm hiện tượng lâm sàng và điện não của cơn động kinh xảy ra trong điều kiện là toàn thể ngay từ đầu, không có tổn thương khu trú não và có yếu tố di truyền. Nhóm động kinh này thường xuất hiện ở lứa tuổi dưới 20, đặc biệt ở tuổi trẻ em. Sự phát triển tâm lý vận động của trẻ vẫn bình thường cho tới lúc xuất hiện các cơn động kinh và ngoài ra không thấy có dấu hiệu của bệnh não. Tuổi phụ thuộc vào dạng cơn: cơn vắng ý thức thường bắt đầu từ 4 6 tuổi, nhóm đặc biệt bắt đầu từ 9 15 tuổi; cơn giật cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nguyên nhân gây bệnh động kinh bệnh động kinh điều trị bệnh động kinh phân loại bệnh động kinh tài liệu về bệnh động kinhTài liệu liên quan:
-
Bài giảng Dược lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
59 trang 30 0 0 -
Các vị thuốc Nam thông dụng: Phần 1
83 trang 27 0 0 -
Cẩm nang chuyên khoa thần kinh: Phần 1
272 trang 20 0 0 -
5 trang 20 0 0
-
Giáo trình Thần kinh - Trường ĐH Võ Trường Toản
85 trang 19 0 0 -
Hướng dẫn điều trị bệnh động kinh: Phần 1
92 trang 18 0 0 -
Hướng dẫn điều trị bệnh động kinh: Phần 2
189 trang 18 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Động kinh
17 trang 17 0 0 -
Life Long Learning in Neurology - part 2
19 trang 17 0 0 -
5 trang 16 0 0