Danh mục

Đông Kinh nghĩa thục - trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn, đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông Kinh nghĩa thục - trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XXJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 75-81This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0103ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRƯỜNG HỌC VỀ GIÁO DỤCLÒNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XXPhan Thị Lệ DungKhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thếkỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn,đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tựlực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thựcdân Pháp. Từ hoạt động ở một trường học, đã phát triển thành một phong trào yêu nướcrộng khắp. Những bài học của Đông Kinh nghĩa thục còn vang vọng cho đến ngày nay, đặcbiệt là giáo dục về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.Từ khóa: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục,giáo dục, lòng yêu nước.1.Mở đầuNhững tư liệu, tài liệu ghi chép về Đông Kinh nghĩa thục có thể thấy từ nhiều nguồn khácnhau: nguồn tiếng Việt (bằng chữ Quốc ngữ), nguồn Hán Nôm, và tiếng Pháp. Những nghiên cứutrong suốt hơn 100 năm qua về Đông Kinh nghĩa thục cho thấy, chủ yếu tiếp cận được bằng tài liệutiếng Việt, một phần bằng chữ Hán. Đặc biệt có giá trị là Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỉPhụ biên, chép nối lịch sử nước ta từ năm 1889-1916, là một trong những tư liệu gốc đặc biệt đángtin cậy và mới được dịch và xuất bản, hay những tài liệu đặc biệt có giá trị như Châu bản triềuNguyễn. . . Ngoài những, những tư liệu Hán Nôm kể trên, phải kể tới nguồn tài liệu lưu trữ bằngtiếng Pháp Phông Toàn quyền Đông Dương lưu tại Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Aix-en-Provenceở Pháp. Hơn 100 năm qua, việc nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục được phản ánh trên các báochí xuất bản ở nửa đầu thế kỉ XX, nhất là những tờ báo tiến bộ, có tính cách mạng, hoặc qua cáchồi ức, hồi kí của các tác giả đã từng tham gia, chứng kiến. . .Một số cuốn chuyên khảo trước 1954 có thể kể tới như: năm 1937 tác giả Đào Trinh Nhấtcho ra mắt cuốn Đông Kinh nghĩa thục do nhà in Mai Lĩnh xuất bản, dù có những hạn chế, nhưngđây là công trình sớm nhất giới thiệu về Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1950, Nhà in Tân Việt choxuất bản bộ Việt Nam chí sĩ, giới thiệu tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp, và thơ văn của một số nhà yêunước tiêu biểu như Phan Đình Phùng (tác giả Đào Trinh Nhất), Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng (cùng tác giả Thế Nguyên). . .Sau năm 1954, một loạt các bài được đăng trên các Tập san Văn Sử Địa, sau đó là Tạp chíNghiên cứu lịch sử, của các tác giả như: Trần Huy Liệu [8], Văn Tâm [20], Nguyễn Bình Minh [10].Tới một loạt những bài viết trong dịp Kỉ niệm 90 năm, 100 năm Phong trào Đông Kinh nghĩa thụcNgày nhận bài: 10/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016.Liên hệ: Phan Thị Lệ Dung, e-mail: phanthiledung@gmail.com75Phan Thị Lệ Dungcủa các tác giả Chương Thâu, Hồ Song, Nguyễn Văn Kiệm... Nhìn chung, những bài viết đó thốngnhất xác định: cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, trong đó có Đông Kinh nghĩa thụcmang tính chất tư sản (dân tộc dân chủ) nhưng chưa triệt để. Các sách giáo khoa, giáo trình đạihọc và trung học, các sách chuyên khảo, các chuyên đề nghiên cứu về sử học, văn học, triết họcđã đề cập ở những mức độ khác nhau nhiều vấn đề hết sức đa dạng xung quanh Đông Kinh nghĩathục. Loạt bài viết nhân kỉ niệm 90 năm Đông Kinh nghĩa thục đã bắt đầu những hướng mới trongnghiên cứu Đông Kinh nghĩa thục. Những nghiên cứu gần đây chú ý nhiều đến sự giao thoa giữacác xu hướng chính trị, các hình thức vận động yêu nước đầu thế kỉ XX. Đi theo hướng này có thểkể đến một số bài viết như Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Đông du của Nguyễn Ngọc Cơ,Phong trào Đông du - sự phối hợp giữa bên trong và bên ngoài của Phạm Xanh [4]. Qua đó, mốiquan hệ giữa Đông Kinh nghĩa thục và các cuộc vận động yêu nước khác được làm rõ thêm.Trong bài viết này, bằng chính sử triều Nguyễn, những tư liệu mới tiếp cận được chúng tôitiếp tục làm sáng tỏ về Đông Kinh nghĩa thục dưới góc độ là một trường học giáo dục lòng yêunước.2.2.1.Nội dung nghiên cứuSự ra đời trường Đông Kinh nghĩa thụcVào đầu thế kỉ XX, những tác động của tình hình thế giới, cùng với những luồng tư tưởngTân thư, Tân văn từ bên ngoài được bí mật truyền vào trong nước ta, có tác động như một luồnggió mới tới phong trào yêu nước của các sĩ phu nho học thức thời: “Tân thư, Tân văn quả thật đãtác động như một hồi chuông “tỉnh mộng” đối với sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ” [11, tr107].Đông Kinh nghĩa thục ra đời từ tháng 3-1907, và bị nhà cầm quyền Pháp bắt đóng cửa vàotháng 12-1907, trước sau chỉ tồn tại được 9 tháng. Đông Kinh nghĩa thục không những là trườnghọc theo lối mới, mà là một cuộc vận động văn hóa, tư tưởng, chính trị quan trọng ...

Tài liệu được xem nhiều: