Danh mục

Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 2

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.77 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Động vật học - Động vật có xương sống: Phần 2 gồm nội dung từ chương 7 đến chương 10, trình bày về trên lớp bốn chân (Tetrapoda), lớp ếch nhái hay lưỡng cư (Amphibia), động vật có màng ối (Amniota), lớp bò sát (Reptilia), lớp chim, lớp thú hay lớp động vật có vú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 2 Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro rất nhiều hoạt động kinh tế, quân sự, công nghệ của con người đã xâm hại đến sự bền vững của nhiều hệ sinh thái tự nhiên từ trên rừng xuống biển và ra tận đại dương làm cho khí hậu tòan cầu thay đổi gây nên những thảm họa khốc liệt cho con người. Chương 7 Trên lớp Bốn chân (Tetrapoda) Lớp Ếch nhái hay Lưỡng cư (Amphibia) Trên lớp bốn chân gồm những động vật có xương sống chuyển đời sống lên cạn, trong môi trường không khí. Trong đó một số có đời sống hoàn toàn trên cạn, hay còn có một số giai đoạn trong đời sống còn gắn chặt với môi trường nước. Một số nhóm quay lại môi trường nước những vẫn giữ sự hô hấp oxi trong khí quyển. Việc chuyển từ môi trường nước lên cạn là một sự kiện quan trọng trong quá trình tiến hoá củađộng vật có xương sống. Chiếm lĩnh môi trường cạn, động vật có xương sống có một vùng rộng lớn để khai thác thức ăn và các đìều kiện sống khác . Tuy nhiên, đây là một bước chuyển vô cùng khó khăn vì các điều kiện vật lý trên đất liền khác với nước: không khí không đủ sức nâng con vật như ở trong nước, lượng oxi trong không khí nhiều hơn trong nước nhưng không thể hô hấp bằng mang mà phải hô hấp bằng một cơ quan khác. Nhiệt độ ở đất liền giao động nhiều hơn, không khí và nước có độ khúc xạ và dẫn truyền âm thanh khác nhau... Động vật có xương sống ở cạn khắc phục sức hút của trọng lực nhờ những biến đổi hình thái kèm theo sự gia tăng chung mức độ biến dưỡng của cơ thể. Sự di chuyển trên cạn được thực hiện nhờ xuất hiện kiểu chi năm ngón, hoạt động nhờ hệ cơ. Cường độ hô hấp gia tăng, trao đổi khí và môi trường xảy ra ở phổi. Giai đoạn ấu trùng của ếch nhái hô hấp bằng mang. Ở bò sát, chim và thú, khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi. Hai vòng tuần hoàn: tuần hoàn phổi và tuần hoàn cơ thể. Kích thước tương đối của não bộ gia tăng và phân hoá các phần. Cơ quan cảm giác thích nghi với hoạt động trong môi trường không khí. Khoang mũi có phần khứu giác và phần hô hấp riêng, xuất hiện xoang tai giữa, có mi mắt, điều tiết bằng cách thay đổi đường kính nhân mắt. Cơ quan đường bên chỉ có ở giai đoạn ấu trùng và một số ếch nhái trưởng thành. Những thay đổi đó không thể thực hiện ngay mà được giải quyết dần dần trong từng nhóm động vật có xương sống. Theo một số tác giả thì cá dạng vây thịt (cá vây tay, cá phổi) không phải là nhóm động vật có xương sống đầu tiên thực hiện bước chuyển này. Phổi của chúng như ta đã biết mới chỉ là sự thích nghi với môi trường nước tù hãm và nhiệt độ khô hạn. Vây chẵn có thuỳ thịt có lẽ giúp chúng di chuyển từ nơi khô ráo, bùn lầy đến nơi có điều kiện thuận lợi hơn. Chỉ có ếch nhái mới bắt đầu đời sống chuyển lên cạn. Nhưng chính thức ở trên cạn phải kể đến bò sát và đỉnh cao là chim và thú sau này. Trên lớp bốn chân có bốn lớp: Ếch nhái hay Lưỡng thê, Bò sát, Chim và Thú. Ba lớp sau gọi là Động vật có màng ối (Amniota). Đó là nhóm có các màng phôi gọi là màng ối chứa dịch ối bảo cho phôi phát triển giống như trong môi trường nước. Chim và thú có khả năng ổn định nhiệt độ cơ thểhttp://www.ebook.edu.vn Trang 114 Ebook – Tủ sách của Tản Bằng Bằng Pro không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường gọi là động vật đẳng nhiệt (máu nóng). Ếch nhái, bò sát và các nhóm khác có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường gọi là động vật biến nhiệt (máu lạnh). I. Đặc điểm chung Ếch nhái là lớp động vật có xương sống ở cạn đầu tiên cho nên ngoài những đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh, chúng vẫn có một số đặc điểm liên quan tới môi trường nước. Những thích nghi với đời sống ở cạn có thể thấy: chi có kiểu 5 ngón, chi sau đôi khi dài hơn chi trước. nhưng nói chung còn yếu nên chưa thể nâng cơ thể lên khỏi mặt đất; sọ khớp động với cột sống nhờ hai lồi cầu chẩm nên cử động đầu vẫn còn hạn chế (chỉ cử động lên xuống); xuất hiện thêm một đốt sống cổ và một đốt sống hông làm điểm tựa cho đai hông; hàm khớp với sọ theo kiểu autostylic nên xương móng hàm được chuyển vào tai giữa thành xương bàn đạp; tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha; hô hấp bằn phổi nhưng phổi chưa hoàn chỉnh; mắt có mí cử động được. Bên cạnh những đặc điểm trên, chúng còn giữ một số đặc điểm liên quan đến môi trường nước như: trong quá trình phát triển cá thể giai đoàn ấu trùng sống ở nước còn giai đoạn trưởng thành sống trên cạn hoặc nửa nước nửa cạn; trứng không có vỏ dai và phát triển trong nước, da trần dễ thấm nước... Do những đặc điểm tuy có tiến bộ hơn cá nhưng chưa hoàn chỉnh khi sống trên cạn nên đã ảnh hưởng đến sự phân bố của ếch nhái. Đa số sống ở vùng ...

Tài liệu được xem nhiều: