Danh mục

Dòng vốn quốc tế: Những xu hướng mới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.06 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu các chỉ số quan trọng để đo lường mức độ rủi ro biến động của dòng vốn, và các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Fed, có ảnh hưởng đáng kể đến sự dịch chuyển và biến động của dòng vốn quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng vốn quốc tế: Những xu hướng mới HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 30. 1 Võ Đình Trí * Tóm tắt Trong các nghiên cứu mới đây về sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế, nhiều học giả có ảnh hưởng lớn đã có những phát hiện mới về việc thay đổi dòng vốn: các yếu tố đẩy (push factors), đặc biệt là chu kỳ tài chính toàn cầu (global financial cycles) giữ một vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, dòng vốn gộp (gross in/out flows) ngày càng trở thành một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ rủi ro biến động của dòng vốn, và các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Fed, có ảnh hưởng đáng kể đến sự dịch chuyển và biến động của dòng vốn quốc tế. Từ khóa: Dòng vốn quốc tế, chu kỳ tài chính, Fed. 1. Giới thiệu Trong một nghiên cứu về các lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính, (Reinhart & Rogoff, 2010) đã phát hiện ra rằng các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đều có mối quan hệ mật thiết với sự biến động lớn của các dòng vốn quốc tế. Trong trường hợp có sự dừng lại đột ngột và dịch chuyển ngược của dòng vốn, sự bất ổn của các nước nhận vốn sẽ tăng đột biến, dẫn đến khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngành ngân hàng, và từ đó là khủng hoảng tài chính. Một dấu hiệu cảnh báo quan trọng theo (Agosin & Huaita, 2011) là có một sự gia tăng đột ngột trong dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi. Và khi khủng hoảng xảy ra, những nước nào phụ thuộc vào dòng vốn từ ngân hàng lại là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất (Milesi-Ferretti & Tille, 2011). Một câu hỏi thu hút nhiều quan tâm của giới nghiên cứu là những nhân tố nào là trọng yếu trong việc hình thành các dòng vốn, là các yếu tố đẩy hay các yếu tố kéo (Calvo et al., 1996); (Agénor, 1998); (Forbes & Warnock, 2012); (Fratzscher, 2012), và chính sách *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM và IPAG Business School Paris | Email liên hệ: vodinhtri@ueh.edu.vn 436 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền tệ của Fed có ảnh hưởng như thế nào đến dòng vốn vào-ra ở các nền kinh tế mới nổi (Ghosh et al., 2016); (Chari et al., 2021); (Pagliari & Hannan, 2017); (Eichengreen et al., 2018). Về lý thuyết nền tảng, các yếu tố đẩy ở đây chính là sự biến động trong việc điều chỉnh dòng vốn theo rủi ro toàn cầu hay chính sách tiền tệ của các nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn. Còn các yếu tố kéo ở đây chính là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế từng quốc gia, tạo ra sức hút. Trong một nghiên cứu có nhiều ảnh hưởng, (Miranda-Agrippino & Rey, 2020) đã cho thấy rằng chỉ có một yếu tố, đó là yếu tố tài chính toàn cầu (global financial factor), là có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự dịch chuyển của các dòng vốn. Bên cạnh đó là chính sách tiền tệ của các nền kinh tế trung tâm của thế giới. (Eller et al., 2020) cũng đã khẳng định kết quả này với mẫu nghiên cứu 43 quốc gia, giai đoạn 1994-2015 với kết luận rằng các yếu tố toàn cầu là có ảnh hưởng nhiều nhất, thậm chí còn tăng hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) 2008-2009. Bên cạnh đó, kết quả của nhóm tác giả này cũng ủng hộ các kết luận trong nghiên cứu của (Bruno & Shin, 2015), (Anaya et al., 2017) khi cho rằng chính sách tiền tệ của Fed có tác động lớn đến sự dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế, nhất là chảy vào các nền kinh tế mới nổi. Yếu tố tài chính toàn cầu đã được (Davis et al., 2021) cụ thể hóa bằng chu kỳ tài chính toàn cầu (global financial cycle) và cùng với yếu tố giá năng lượng, 2 yếu tố này đã giải thích được rất nhiều sự biến động của các dòng vốn, ở cả gộp lẫn ròng, cả ở nhóm các nước phát triển và nhóm các nước mới nổi. Sự thay đổi của các yếu tố đẩy ảnh hưởng nhiều và có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn vào của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các dòng vốn liên quan đến ngân hàng, danh mục trái phiếu, và cổ phiếu (Cerutti et al., 2019). Có thể coi là một yếu tố đẩy với các nền kinh tế mới nổi, nhưng cũng là một yếu tố tài chính toàn cầu, đó chính là ảnh hưởng của các chính sách đến từ Fed. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính sách nới lỏng định lượng được các ngân hàng trung ương lớn sử dụng triệt để, nhưng cũng phải dè chừng với các hệ lụy của tiền rẻ, tiền dễ. Vào năm 2013, khi Fed định thắt chặt lại với cái gọi là “Taper Tantrum”, thì thị trường vốn đã có những phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng nhiều đến các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu của (Dahlhaus & Vasishtha, 2020) cho thấy ảnh hưởng của các nền kinh tế từ chính sách tiền tệ của Mỹ là không giống nhau, với mốc thời gian là 2013 gắn liền với giai đoạn thắt chặt như đã đề cập ở trên. Đối với các nước đón nhận dòng vốn, các yếu tố vĩ mô và sự nhạy cảm với quốc tế những nguyên nhân bổ trợ quan trọng. Bên cạnh đó, (Chari et al., 2021) khi nghiên cứu về giai đoạn thắt chặt tiền tệ 2013 của Fed đã cho thấy có ảnh hưởng nhiều đến danh mục của các nhà đầu tư Mỹ ở các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể là trong các nhóm tài sản, và sự nhạy cảm của cổ phiếu là lớn hơn trái phiếu, và vốn tài chính là lớn hơn vốn tài sản hữu hình. 437 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn Trong một nghiên cứu theo hướng tổng hợp và phân tích các nghiên cứu có ảnh hưởng trong lĩnh vực dòng vốn quốc tế, (Koepke, 2019) đã làm một khảo sát rất công phu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự luân chuyển của các dòng vốn. Điều quan trọng được nhắc đến đầu tiên trong nghiên cứu này chính là hệ thống lý thuyết khung đẩy-kéo (Push-Pull Framewor ...

Tài liệu được xem nhiều: