Đức Nhẫn Nhục
Ở đời nhuc là điều khó nhịn nhất. Cho nên có cầu rằng " Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục " nghĩa là " thà chịu chết, chớ không chịu nhục". Nhịn được những điều người ta không thể nhịn được, dung được những đều người ta không thể dung được, phải người độ lượng lớn, kiến thức cao, căn bản vững. Tô Đông Pha đời Tống nói rằng: - Kẻ mà gọi là hào kiệt tất phải có tiết khí hơn người. Nhơn tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đức Nhẫn Nhục - Ở đời nhuc là điều khó nhịn nhất
Đức Nhẫn Nhục
Ở đời nhuc là điều khó nhịn nhất. Cho nên có cầu rằng Ninh thọ tử bất ninh thọ
nhục nghĩa là thà chịu chết, chớ không chịu nhục. Nhịn được những điều
người ta không thể nhịn được, dung được những đều người ta không thể dung
được, phải người độ lượng lớn, kiến thức cao, căn bản vững.
Tô Đông Pha đời Tống nói rằng:
- Kẻ mà gọi là hào kiệt tất phải có tiết khí hơn người. Nhơn tình có chỗ không thể
nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh.
Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Nhưng bậc đại dũng thình lình gặp những chuyện phi
thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là
nhờ chỗ hoài bão lớn, lập chí cao vậy.
Vua nước Việt là Câu Tiễn đánh Ngô bị thua to. Vua nước Ngô là Phù Sai buộc
Câu Tiển phải sang Ngô làm tôi tớ.
Câu Tiển cùng bầy tôi là Phạm Lãi sang Ngô, vào ra mắt Phù Sai, trần vai áo sụp
lạy dưới thềm, và nói:
- Tôi là Câu Tiễn nước Việt, vì không biết sức mình đến nỗi đắc tội với Đại
Vương, nay Đại Vương xá tội, cho được sang hầu hạ, thật cảm nghĩa vô cùng.
Phù Sai truyền xây một thạch thất bên mộ của Hạp Lư, giam vua tôi Câu Tiển.
Mỗi khi Phù Sai đi chơi, bắt Câu Tiển dắt ngựa. Người nước Ngô trông thấy, cười
bảo nhau:
- Kìa, vua nước Việt!
Câu Tiển cứ cúi gầm mặt, không nói không rằng.
Ở nơi thạch thất ngót hai năm, Câu Tiển lo việc giữ ngựa, hốt phân, quét chuồng,
phải chịu không biết bao nhiêu sỉ nhục. May nhờ có Phạm Lãi sớm tối hầu hạ,
không rời nửa bước, và luôn luôn kiếm lời an ủi, khuyến khích.
Thấy Câu Tiễn lúc nào cũng rụt rè khúm núm, suốt ngày lo làm lụng như kẻ tôi
đòi, Phù Sai khinh thường cho là kẻ khiếp nhược, ý muốn tha. Ngũ Tử Tư can:
- Ngày xưa vua Kiệt giam vua Thang, vua Trụ giam Văn Vương mà không giết,
đến lúc đạo Trời quay lại chuyện hoạ thành phước, vua Kiệt bị vua Thang đuổi,
vua Trụ bị nhà Châu diệt. Nay Đại Vương giam Câu Tiển mà không giết, tôi e
nước Ngô sắp có cái họa của nhà Hạ và nhà Thương đó.
Nghe lời Ngũ Tử Tư nói phải, Phù Sai trở muốn giết Câu Tiễn, bèn sai người triệu
vào cung. Câu Tiễn được tin, sợ hãi. Phạm Lãi nói:
- Đại Vương đừng sợ. Vua Ngô giam Đại Vương đã ba năm mà không nỡ giết,
huống chi bây giờ. Xin Đại Vương cứ an tâm vào yết kiến.
Câu Tiễn vào chầu chực ngót ba ngày mà Phù Sai không lâm triều. Ngày thứ ba,
kẻ cận thần là Bá Hi ở trong cung ra truyền cho Câu Tiễn trở về thạch thất. Câu
Tiễn lấy làm lạ hỏi. Bá Hi đáp:
- Đại Vương nghe lời Ngũ Viên định giết Ngài nên sai triệu đến, nhưng bỗng bị
cảm hàn không thể dậy được. Vào thăm bệnh thấy thế tôi bèn tâu cùng Đại Vương
rằng: Muốn trừ hoạ phải làm phúc. Nay vua Việt chầu chực ở đây chỉ đợi ngày
đem giết, lòng ta thán cảm động đến trời. Đại Vương tạm tha cho về thạch thất,
đợi Đại Vương khỏi bệnh rồi sẽ định liệu. Đại Vương nghe lời của tôi tha cho
Ngày trở về thạch thất đó.
Câu Tiễn bái tạ, về thạch thất, ngót ba tháng vẫn không nghe tin tức của Phù Sai.
Phạm Lãi bấm quẻ rồi nói:
- Phù Sai không chết, đến ngày Kỷ tị thì bớt, qua ngày Nhâm thân thì khỏi hẳn.
Bây giờ Đại Vương cố xin vào thăm, và phải nhẫn nhục nếm phân của Phù Sai rồi
lại mừng mà nói kỳ khỏi bệnh. Đến kỳ bệnh khỏi thật, tất nhiên Phù Sai phải cảm
ơn mà tha cho Đại Vương.
Câu Tiễn ứa nước mắt nói:
- Ta đây dẫu chẳng ra gì cũng là một ông vua, không lẽ phải chịu nhục nếm phân
cho người ta sao?
Phạm Lãi đáp:
- Ngày xưa vua Trụ giam Văn Vương nơi Dũ Lý, giết con Văn Vương là Bá Ấp
Khảo rồi làm mắm đem vào cho Văn Vương ăn. Thế mà Văn Vương vẫn chịu
nhục, ăn thịt con. Ta muốn làm đại sự cần gì những điều nhỏ mọn. Vua Ngô tính
nết đàn bà, không có lòng quả quyết, nay tha mai giết, nếu không dùng kế ấy đánh
vào tình cảm thì làm sao thoát nạn được.
Câu Tiễn gạt lệ theo lời, đến nói cùng Bá Hi:
- Tôi nghe Đại Vương bị bệnh trong lòng hồi hộp, ăn ngủ không yên, xin Ngài cho
tôi theo vào thăm cho trọn tình thần tử.
Bá Hi nói:
- Ngài có lòng tốt, xin đợi tôi chuyển tấu đã.
Bá Hi vào yết kiến Phù Sai, thuật lại lời nói của Câu Tiễn. Đang lúc đau buồn bã,
Phù Sai nghe nói động lòng thương bèn chấp thuận cho vào.
Câu Tiễn vào gặp lúc Phù Sai chột bụng, Câu Tiễn sụp lạy trước gường, thưa:
- Khi tôi ở Đông Hải có học cách niếm phân mà biết được bệnh chóng hay chậm.
Đoạn khoanh tay đứng chờ Phù Sai đại tiện xong, bước đến lấy tay bốc nếm. Nếm
xong sụp lạy một lần nữa và tâu:
- Tù nhân xin chúc mừng Đại Vương. Bệnh Đại Vương đến ngày Kỷ tị thì bớt,
sang tháng ba vào ngày Nhâm thân thì kh ỏi hẳn.
Phù Sai hỏi:
- Vì sao biết được ?
Tâu:
- Y sư dạy tôi rằng phân là cốc vị, hễ thuận thời khí thì sống, trái thời khí thì chết.
Nay từ nhân nếm phân Đại Vương thấy vị đắng mà chua, hợp với thời khí xuân hạ
phát sinh, nên mới biết được.
Phù Sai cảm động nói:
- Câu Tiễn đối với ta thật hơn thần tử đối với quân vương. Ta chưa thấy ai chịu
nếm phân để đoán bệnh bao giờ!
Thấy Bá Hi đứng cạnh Phù Sa ...