Lưỡi Không XươngTục ngữ có câu: - Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo. Vì nhiều đường lắc léo, nên rất lợi hại. Để diễn tả sự lợi hại của vật không xương kia, người Tây Phương thường nói : - Lưỡi của Esope (Langues d Esope) - Esope là ai mà có lưỡi lợi hại đến nỗi thành tục ngữ ? - Là một danh nhân Hy Lạp sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Esope là một nô lệ được giải phóng. Chủ là Xanthos sai Esope...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lưỡi Không Xương - Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo Lưỡi Không XươngTục ngữ có câu:- Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo.Vì nhiều đường lắc léo, nên rất lợi hại.Để diễn tả sự lợi hại của vật không xương kia, người Tây Phương thường nói :- Lưỡi của Esope (Langues d Esope)- Esope là ai mà có lưỡi lợi hại đến nỗi thành tục ngữ ?- Là một danh nhân Hy Lạp sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứVI trước kỷ nguyên Thiên Chúa.Esope là một nô lệ được giải phóng.Chủ là Xanthos sai Esope đi chợ và dặn :- Hãy mua món gì ngon nhất .Esope mua toàn lưỡi. Hỏi vì sao. Đáp:- Ở trên đời không có gì tốt hơn lưỡi. Đó là mối dây đoàn kết của xã hội, chìa hoácủa khoa học, cơ quan của lý luận, của luân lý, của thành tín ..Để bắt bí Esope, hôm sau Xanthos sai đi chợ nữa và dặn:- Hãy mua món gì dở nhất.Esope cũng mua toàn lưỡi . Hỏi vì sao. Đáp:- Ở đời không còn có gì xấu hơn lưỡi. Đó là mẹ đẻ của kiện cáo, nguồn gốc củachia rẽ, của giặc giã, quê hương của ngụy biện, của vu cáo, của hành vi bất tín bấtthành ...Do câu chuyện đó mà có thành ngữ Lưỡi của Esope kia.Esope đã chia ra hai thứ lưỡi là lưỡi tốt và lưỡi xấu.Lưỡi tốt mọc nơi miệng người quân tử, vị tha.Lưỡi xấu mọc nơi miệng kẻ tiểu nhân, ích kỷ.Gươm Trạm Lư, gươm Bàn Dĩnh, gươm Ngư Trưòng có tiếng là chặt sắt như chặtbùn, nhưng vẫn chưa bén bằng lưỡi bọn tiểu nhân ích kỷ, bình sanh chỉ biết có lợivà danh. Và gươm dù bén đến đâu cũng không nguy hiểm, không tai hại bằng lưỡinhững phường danh lợi, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Bởi vì gươm chỉ chémthẳng một đường, còn lưỡi kẻ tiểu nhân uốn bên này cũng được, uốn bên kia cũngđược.Trong sách Hàn Phi Tử có câu chuyện rằng:Có một người ở nước Sở vừa bán thuẫn vừa bán mâu.Ai hỏi mua thuẫn thì anh ta khoe:- Thuẫn này rất chắc, không gì đâm thủng.Ai hỏi mua mâu thì anh lại khoe:- Mâu này thật sắc đâm gì cũng thủng.Một người nghe khoe, bèn hỏi :- Thế bây giờ lấy mâu của bác đâm vào thuẫn của bác thì sao ?Đố bà con biết anh ấy trả lời thế nào ?Sách không thấy nói. Nhưng tôi đoán chắc rằng anh ấy xoa tay cười hì hì và đáp :- Thì bác phải mua thử cả hai thứ, đem về nhà thí nghiệm tất thấy rõ .Lưỡi của anh chàng nước Sở đó kể cũng đã lắc léo. Song kể cũng không có hạibao nhiêu và cũng không có gì là ác . Tấc lưỡi Đặng Tích sau đây mới thật là thâmđộc không lường.Đặng Tích là một nhà luật pháp có tiếng thời Xuân Thu, làm quan đại phu nướcTrịnh.Một năm nước sông Vỹ lên to. Một người nhà giàu ở gần sông không may bị chếtđuối. Có kẻ vớt được xác. Thân nhân nhà giàu đến xin chuộc. Kẻ kia đòi quá nhiềutiền. Thân nhân người giàu không chịu, đem chuyện thưa cùng Đặng Tích, ĐặngTích bảo:- Cứ để yên. Hắn còn bán xác ấy cho ai được mà sợ .Thân nhân người bị nạn theo lời.Kẻ vớt được xác không thấy thân nhân người bị nạn đến nữa, lấy làm lo cũng đemchuyện thưa cùng Đặng Tích, Đặng Tích cũng đáp:- Cứ để yên. Hắn còn mua xác được của ai mà sợ.Kẻ vớt xác cũng theo lời.Thành ra xác chết bị thúi!Lưỡi của Đặng Tích làm hại đến cả người chết !Lưỡi xấu mà mọc vào miệng những kẻ ít tài ít trí, thì cái hại cho đời có ít. Nếu rủimọc vào miệng những người có nhiều khả năng thì đời sẽ sanh nhiều tai nạn, khảnăng của người có lưỡi xấu nhiều bao nhiêu, tai nạn lưỡi gây cho đời cũng nhiềubấy nhiêu. Như lưỡi của Trương Nghi là một.Trương Nghi là một tay du thuyết đại tài thời Chiến Quốc.Thời Chiến Quốc là một thời tao loạn. Chánh lệnh của nhà Châu không còn đượctuân phụng. Các nước chư hầu luôn luôn gây sự. để thôn tính lẫn nhau. Lần lần bịdiệt hết chỉ còn bảy nước là Tần, Sở, Tề, Yên, Triệu, Nguỵ, Hàn gọi là Thất Hùng.Mỗi nước hùng thị một phương. Nhưng địa thế nước Tần thắng lợi hơn cả cho nêncác nước thường bị Tần uy hiếp.Để chống lại nước Tần, Tướng quốc Triệu là Tô Tần xướng lên thuyết Hợp Tung,liên kết sáu nước lại thành một khối, giúp đỡ lẫn nhau, che chở lẫn nhau.Khi mới bắt đầu, Tô Tần sợ Tần đem binh đánh thì kế hoạch liên hiệp phải thất bại,bèn sai người tâm phúc là Giả Xá Nhân đi tìm Trương NghịTrương Nghi vốn cùng Tô Tần là bạn đồng môn, học trò Quỉ Cốc.Sau khi giã thầy giã bạn, Trương Nghi về nước Ngụy, đến cầu thân cùng NgụyHuệ Vuơng, nhưng Huệ Vương không dùng. Trương Nghi phải dắt vợ con sangSở. Tướng quốc nước Sở là Chiêu Dương thấy Trương Nghi nói năng hoạt bácliền thu dùng làm môn hạ. Kế đó Chiêu Dương đem quân đánh Ngụy lấy được bảythành Tương Lăng, Sở Uy Vương thưởng cho viên Ngọc Bích họ Hoà. ChiêuDương rất quí, đi đâu cũng đem ngọc theo bên mình .Một hôm Chiêu Dương cùng tân khách và môn đệ hơn trăm người ra chơi ở XíchSơn, bày tiệc rượu mua vui. Rượu ngà ngà say, tân khách xin Chiêu Dương choxem viên Ngọc Bích. Chiêu Dương lấy ngọc để lên bàn, năm sắc óng ánh. Mọingười đều vui mừng rồi thay nhau cầm xem. Chợt viên ngọc biến mất, tìm mãikhông thấy. Trong đám tân khách và môn đệ theo hầu Chiêu Dương, Trương Nghilà người nghèo khó nhất, nên bị tình nghi là kẻ lấy trộm ngọc. Chiêu Dươn ...