Danh mục

Dùng corticoid dạng hít có bị loãng xương?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.96 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Corticoid - một trong những vũ khí mạnh mẽ để điều trị hen phế quản. Sử dụng corticoid đã cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân hen. Tuy nhiên, một khi sử dụng lâu dài, thuốc này lại có thể tự nó gây nên nhiều biến chứng khác. Một trong số đó là chứng loãng xương, do corticoid ảnh hưởng rất lớn đến mô xương và chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể. Tại sao lại sử dụng corticoid đường hít trong điều trị hen phế quản? Corticoid - một trong những vũ khí mạnh mẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng corticoid dạng hít có bị loãng xương? Dùng corticoid dạng hít có bị loãng xương? Corticoid - một trong những vũ khí mạnh mẽ để điều trị hen phếquản. Sử dụng corticoid đã cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhânhen. Tuy nhiên, một khi sử dụng lâu dài, thuốc này lại có thể tự nó gâynên nhiều biến chứng khác. Một trong số đó là chứng loãng xương, docorticoid ảnh hưởng rất lớn đến mô xương và chuyển hóa canxi vàphospho trong cơ thể. Tại sao lại sử dụng corticoid đường hít trong điều trị hen phếquản? Corticoid - một trong những vũ khí mạnh mẽ để điều trị hen phế quản.Sử dụng corticoid đã cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân hen. Tuynhiên, một khi sử dụng lâu dài, thuốc này lại có thể tự nó gây nên nhiều biếnchứng khác. Một trong số đó là chứng loãng xương, do corticoid ảnh hưởngrất lớn đến mô xương và chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể.Corticoid làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm hấp thu canxi tạiruột và giảm bài tiết của các hormon sinh dục vốn có tác dụng bảo vệ xương.Người ta cũng quan sát thấy có sự gia tăng hoại tử vô khuẩn xương và nhồimáu xương như là biến chứng của corticoid dùng kéo dài với liều cao. Chínhvì các biến chứng xương nặng nề xảy ra khi dùng corticoid đường uống đãkhiến cho bác sĩ quyết định dùng đường hít. Các loại thuốc corticoid dạng hít Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta thường haydùng 3 dẫn xuất corticoid dạng hít. Đó là becotide (beclometason), pulmicort(budesonide), Flixotide (fluticasone). Liều dùng tùy theo mức độ nặng củabệnh. Thông thường liều hàng ngày với người trưởng thành là 1.000-2.000mcg đối với hai loại thuốc đầu tiên và 750-1.500mcg đối với flixotide.Đối với trẻ em thì liều chỉ bằng một nửa. Hai loại thuốc pulmicort vàflixotide có tác dụng chống viêm tại chỗ tương tự như nhau và mạnh gấp đôiso với becotide. Khả năng ảnh hưởng trên hệ thống xương của các thuốc corticoiddạng hít Tác dụng toàn thân, trong đó lên hệ thống xương của corticoid dạnghít có thể xảy ra một khi thuốc được hấp thu vào máu qua niêm mạc hầuhọng, đường tiêu hóa do thuốc có thể bị nuốt cũng như qua niêm mạc phếquản. Ngoài ra niêm mạc phế quản bị viêm ở bệnh nhân hen cũng làm tăngcường hấp thu thuốc trực tiếp vào máu. Trên thực tế chỉ có 10% lượng thuốchít có tác dụng lên niêm mạc đường hô hấp, còn lại có tới 90% lượng thuốcbị nuốt vào dạ dày và được chuyển hóa ở gan. Gan cũng làm vô hiệu hóakhoảng 11% thuốc pulmicort nhưng chỉ là 1% đối với flixotide. Như vậymột khi dùng liều cao kéo dài, thậm chí qua đường hít, corticoid cũng có thểảnh hưởng rõ rệt lên hệ thống xương của cơ thể. Thuốc cũng kìm hãm rõ rệtlên bài tiết corticoid do cơ thể tự sản xuất ra, trong đó thuốc flixotide ít gâyảnh hưởng hơn. Các nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng của corticoid đườnghít lên hệ thống xương Đầu tiên người ta nghiên cứu ảnh hưởng của corticoid đường hít lênmật độ xương. Một nghiên cứu dọc trên 33 bệnh nhân hen phế quản (16 namvà 17 nữ, tuổi trung bình 50), dùng liều cao corticoid dạng hít trong thờigian 2 năm. Kết quả nghiên cứu không cho thấy có sự mất xương. Người tacũng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của corticoid đường hít lên tỷ lệ gãyxương. Một nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị loãng xương thế giới chothấy dùng corticoid đường hít cũng làm tăng tới 50% nguy cơ xẹp đốt sốngvà 15% nguy cơ gãy xương ở các vị trí khác ngoài cột sống. Tuy nhiên do t ỷlệ này cũng tương tự ở nhóm bệnh nhân hen dùng thuốc giãn phế quản nênhiện nay người ta vẫn chưa rõ sự tăng nguy cơ này là do chính mức độ nặngcủa bản thân bệnh, chứ chưa chắc đã do corticoid dùng đường hít. Mộtnghiên cứu khác đánh giá tỷ lệ gãy xương đốt sống trên hai nhóm bệnh nhândùng corticoid đường uống và đường hít cho thấy việc sử dụng corticoidđường hít ở bệnh nhân hen phế quản, cho phép giảm liều, thậm chí dừng hẳncorticoid đường uống. Điều này cho phép cải thiện tình trạng xương và làmgiảm nguy cơ gãy xương cột sống. Các nghiên cứu cho thấy dùng corticoid dạng hít có ảnh hưởng rất ít,thậm chí là bằng không, lên mô xương và nguy cơ gãy xương. Cho đến nayngười ta vẫn chưa thấy có bất kỳ trường hợp nào bị các biến chứng xương kểtrên khi dùng corticoid đường hít. Tuy nhiên cần phải đánh giá cả các yếu tốnguy cơ gãy, loãng xương khác trên nhóm bệnh nhân này, ví dụ như mãnkinh, để có kế hoạch dự phòng và điều trị loãng xương ở những bệnh nhânhen phế quản dùng corticoid dạng hít. Chính vì vậy nên đã có những cố gắngđầu tiên dùng thuốc phòng ngừa loãng xương trên những bệnh nhân này, vídụ như biphosphonat hay bổ sung canxi. ...

Tài liệu được xem nhiều: