Danh mục

Đừng đặt con vào 'lồng kính'

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.65 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đi đâu, làm gì cu Bốp đều buộc phải tuân thủ quy luật bảo vệ nghiêm ngặt để hạn chế tránh từ vết xước nhỏ. Nhà mới có mỗi cu Bốp nên cả nhà ai cũng giành tình thương, sự che chắn, đùm bọc hết mức cho cu Bốp, đặc biệt là ông bà nội. Mỗi lần chỉ cần thấy cu Bốp mới mếu máo chực khóc thôi thì ông bà nội đã thi nhau cưng nựng dỗ dành. Ngay cả khi cu Bốp mè nheo mẹ, quấy khóc vòi vĩnh, nghe tiếng con dâu quát dạy cu Bốp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đừng đặt con vào “lồng kính” Đừng đặt con vào “lồng kính” Đi đâu, làm gì cu Bốp đều buộc phải tuân thủ quy luật bảo vệ nghiêmngặt để hạn chế tránh từ vết xước nhỏ. Nhà mới có mỗi cu Bốp nên cả nhà ai cũng giành tình thương, sự chechắn, đùm bọc hết mức cho cu Bốp, đặc biệt là ông bà nội. Mỗi lần chỉ cầnthấy cu Bốp mới mếu máo chực khóc thôi thì ông bà nội đã thi nhau cưngnựng dỗ dành. Ngay cả khi cu Bốp mè nheo mẹ, quấy khóc vòi vĩnh, nghe tiếng condâu quát dạy cu Bốp là hết ông rồi đến bà lại xót ruột chạy lại kéo cu Bốpvào lòng nựng: “Mẹ cu Bốp hư, mẹ cu Bốp dám mắng thiên thần của bà. Bàsẽ đánh đòn mẹ cu Bốp!”… Cứ thế, mỗi lần gặp bất cứ cái gì không vừa lòng là cu Bốp lại òakhóc ăn vạ. Ngay cả khi ở lớp, cùng chơi với bạn bè, nếu bạn nào vô tìnhkhông nhường cu Bốp thì ngay lập tức Bốp khóc ầm ỏm, dỗ kiểu gì cũngkhông nín. Chỉ khi cô giáo gọi điện về nhà, mẹ cu Bốp hoặc bà, hoặc ông cuBốp xuất hiện thì cu Bốp mới thút thít sà vào lòng kể tội các bạn. Ở lớp học, trong khi các bạn khác được cô giáo thường xuyên phâncông việc này, việc kia để dạy cho các bé cách tự lập cá nhân thì cu Bốpnhất định không nghe theo, Bốp chỉ làm những gì mà Bốp muốn. Đi đâu, làm gì cu Bốp đều buộc phải tuân thủ quy luật bảo vệ nghiêmngặt để hạn chế tránh từ vết xước nhỏ. Ban đầu những tưởng như vậy là tốt nhưng càng về sau, chị Mai càngthấy cu Bốp trở nên ích kỉ và khó tính, không vừa lòng việc gì là dùng nướcmắt để tìm sự giúp đỡ giải quyết. Thực lòng cảm thấy lo sợ vì cách nuông chiều của ông bà ảnh hưởngtrực tiếp đến lối sống sau này của con nhưng không tìm ra cách nào để nóicho ông bà nội cu Bốp hiểu, chị Mai vẫn cứ đành im lặng để con mình choông bà đặt vào “lồng kính”. Cũng như suy nghĩ của bố mẹ chồng và suy nghĩ ban đầu của chị Mai,nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc quan tâm, chăm sóc con cáithường đồng nghĩa với sự bao bọc tuyệt đối để tránh cho con không bị “thiệtthòi”, không phải khổ. Bố mẹ hãy tạo cho con thói quen tự lập và mạnh mẽ ngay từ nhỏ đểtrẻ có thể có đủ tự tin vào bản thân về sau này. Giúp bé tự lập cũng không cónghĩa là bố mẹ bỏ bê, không quan tâm đến trẻ mà chỉ là bố mẹ và người thânquan tâm tới bé bằng sự cổ vũ, động viên, khích lệ bé sống hòa đồng. Khôngnên dùng cách cưng nựng, xót xa mỗi khi trẻ gặp trở ngại, hãy hình thànhcho trẻ biết tự đứng lên mỗi khi vấp ngã. Trong môi trường gia đình, bố mẹ hãy thường xuyên tổ chức cho trẻthói quen tự “phục vụ” nhu cầu bản thân t rong khuôn khổ cho phép và phùhợp với lứa tuổi của trẻ. Bố mẹ cũng có thể sai trẻ làm những việc nhẹ nhàngnhư: lấy cho mẹ cái này, lấy cho mẹ cái kia… Có như sau này bố mẹ sẽ không có những phút giây ân hận vì “trướcđây mình đã bao bọc nó nhiều quá!”.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: