Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, được xem là loài thiên địch tự nhiên lợi hại cho những vườn cây ăn trái. Trong tự nhiên, kiến vàng có mặt khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn trái, tuy nhiên mật số thường không cao; ở những vườn đã phun xịt quá nhiều thuốc trừ sâu thì hầu như kiến vàng đã bị tuyệt chủng. Mật độ kiến vàng cao sẽ làm giảm số lượng sâu vẽ bùa, kiến hôi, bọ xít, nhện và các loại bệnh khác. Việc dùng kiến vàng để khống chế mật số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái Kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, được xem là loàithiên địch tự nhiên lợi hại cho những vườn cây ăn trái. Trong tự nhiên, kiếnvàng có mặt khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn trái, tuy nhiên mật số thườngkhông cao; ở những vườn đã phun xịt quá nhiều thuốc trừ sâu thì hầu nhưkiến vàng đã bị tuyệt chủng. Mật độ kiến vàng cao sẽ làm giảm số lượng sâuvẽ bùa, kiến hôi, bọ xít, nhện và các loại bệnh khác. Việc dùng kiến vàng để khống chế mật số của sâu hại chính là một biệnpháp sinh học. Đây là một kinh nghiệm dân gian đã được sử dụng từ lâu ở miềnnam Trung Quốc. Tại đây, người ta đã ghi nhận: nếu vườn cam quýt có kiến vàngthì tỷ lệ trái bị rụng do bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) thấp hơn so với vườncó dùng thuốc hóa học là 60% và thấp hơn vườn không phun thuốc là 44%. Ở châuPhi, kiến vàng ngăn không cho hai loại bọ xít hại dừa phát triển. Ở nhiều nước, cáccây ca cao có kiến vàng sẽ không bị chuột phá. Trên xoài, sâu ăn lá đừng hòngsống sót khi có kiến vàng cư trú. Đây là những thực tế tại nông thôn được các nhàkhoa học công nhận. Người làm vườn ở vùng ĐBSCL từ lâu đã sử dụng kiến vàngđể diệt sâu hại cho vườn cây ăn trái của mình. Một loại bệnh trên cây cam quýt làgreening, đặc biệt thường gặp trên các vườn cam mật, do rầy chổng cánh gây ra.Cây cam khi nhiễm bệnh có lá gân vàng, cho trái nhỏ, phát triển không bìnhthường (bị vẹo), có nhiều hạt lép, trái màu xanh. Kiến vàng xuất hiện sẽ tiêu diệtrầy chổng cánh, nên vườn cam quýt có kiến vàng sẽ không bị bệnh greening; đây làkết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện cây ăn quả miền Nam. Khi bà con nông dân sử dụng không đúng thuốc thì sâu vẽ bùa sẽ phát triểnrất mạnh. Sâu do bướm đẻ trứng vào ngọn non, nở ra ăn lá non chui vào lớp dướibiểu bì lá, ăn tới đâu làm biểu bì phồng tới đó và có màu trắng bạc. Lá cây bệnh bịđục quăn lại, có những đường ngoằn ngoèo dị dạng, nên gọi là vẽ bùa. Kiến vàngcũng trị được loại này. Nhiều con ong, ruồi ký sinh trên mình sâu vẽ bùa thườngsinh sôi nảy nở mạnh mẽ nếu có kiến vàng và thế là chúng áp đảo tiêu diệt sâu vẽbùa. Một loài dịch hại đáng sợ nữa ở vườn cây ăn trái Nam bộ là nhện, nhất là nhệnvàng. Nhưng khi nhà vườn cam mật ở Cần Thơ có nuôi kiến vàng trong vườn thìnhện có mặt rất ít. Theo anh Nguyễn Văn Tám, người làm vườn lâu năm ở P. Thới An (Q. ÔMôn, TP. Cần Thơ), muốn phát triển đàn kiến vàng, ngoài việc phải giả m tối đa sửdụng thuốc trừ sâu để bảo vệ số kiến vàng hiện có, cần thu thập thêm kiến vàng ởnhững cây khác đem về thả vào vườn. Cách làm như sau: tìm tổ kiến vàng có sẵntrên những loại cây lá to như mãng cầu xiêm, bình bát, bưởi, xoài, mận, sau đódùng bao vải hoặc bao xác rắn bao trùm kín hết cả tổ kiến lại, cột chặt miệng baorồi dùng dao hoặc kéo cắt cành, cắt lấy tổ kiến đem về thả lên cây trong vườn. Cáctổ kiến treo lên các chãng hai của cây phải gần tán lá. Trước khi thả, nếu trên câyđang có sẵn kiến hôi hay kiến vàng cũ thì phải thả kiến mới từ trên ngọn cây đểkiến mới di chuyển dần từ trên ngọn xuống xua đuổi kiến cũ bò xuống gốc. Cần bổsung thức ăn cho đàn kiến mới này bằng cách treo ruột gà, ruột vịt, tôm cá tạp lêncây để kiến có thêm thức ăn. Sau khi thả kiến, dùng dây nylon giăng giữa các câyvới nhau để kiến có thể di chuyển sang cây khác kiếm mồi. Cách bảo vệ kiến vàng là không phun thuốc trừ sâu phổ rộng, chỉ phun thuốcvào buổi chiều mát khi kiến vàng đã về tổ, và tránh phun vào các tổ kiến, khôngphun vào các cây tạp ven đường và không phun nhiều ngày liên tiếp. Tránh dùngthuốc có gốc cúc tổng hợp.