Danh mục

Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2)

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựng nước sau trận đại hồng thủy Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứng Những vết tích trên đá, trong lòng đất cho chúng ta thấy một cơn đại hồng thủy đã diễn ra hơn 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Phải chăng đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này?Vì sao gọi là biển tiến đột biến? Tài liệu khảo sát địa chất của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ và các nhà địa chất học khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2)Dựng nước sau trận đại hồng thủy (kỳ 2)Kỳ 2: Cái nhìn mới về Sơn Tinh - Thủy Tinh và chuyện Trăm trứngNhững vết tích trên đá, trong lòng đất cho chúng ta thấy một cơn đại hồng thủy đãdiễn ra hơn 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh lại diễn ra vào thờiHùng Vương. Phải chăng đây là câu chuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này?Vì sao gọi là biển tiến đột biến? Tài liệu khảo sát địa chất của tiến sĩ Hoàng Ngọc Kỷ vàcác nhà địa chất học khác cho thấy: Hình chữ V nằm ngang do nước biển mài mòn tại Kim Sơn, Phát Diệm (Ninh Bình) - Ảnh: tư liệu+ Vết tích bào mòn của sóng biển trên vách đá tạo thành hình chữ V nằm ngang được ghinhận trên chân vách đá nằm trong đồng bằng ở Kim Sơn (Ninh Bình) và những nơi khác ở Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tây, vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà... đều có độ cao trung bình 3,5 mét so với mặt nước biển hiện nay. Những vết tích bào mòn như vậy cònđược ghi nhận trên hòn Trống Mái ở bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) và nhiều nơi khác ở Bắc Trung Bộ, ở Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu, đảo Phú Quốc Nam Bộ. Những vết bào mòn hình chữ V đó chứng tỏ mực nước biển ổn định trong một thời gian rất dài.+ Những khu rừng thực vật bị chôn vùi dưới lớp sét biển với những thân cây chết thẳngđứng rễ còn bám đất đã được tìm thấy tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Ninh Bình, HưngYên, Hà Tây và nhiều nơi khác. Tiêu biểu là tại huyện Gia Lộc, Hải Hưng vào năm 1977khi khai thác sét để sản xuất gạch ngói, người ta đã phát hiện những cây dừa nước bịchôn vùi, thân cây gồm cành lá và gốc rễ đều còn nguyên vẹn trong lớp sét mịn ở độ sâu3 mét, dùng C14 để xác định tuổi, người ta đã xác định niên đại của cây dừa nước là4.115 ± 50 năm. Đó chính là niên đại của biển tiến đột biến. Những rừng cây vẫn cònnguyên chết thẳng đứng chứng tỏ chúng đã bị chôn vùi trong môi trường yếm khí nướcsâu, do biển tiến đột ngột bao trùm trên diện rộng, biên độ biến đổi lớn với tốc độ nhanh,riêng những cây có đường kính lớn thì nằm ngang do chúng cao hơn mực nước biển nênkhi chết đã ngã xuống, quá trình trầm tích đã chôn vùi chúng dưới lớp sét dày.+ Những đống vỏ hàu lớn được các nhà khảo cổ học phát hiện ở nhiều nơi có niên đại lớnhơn lớp thực vật và chôn vùi như lớp thực vật đó, chứng tỏ đống vỏ hàu này không phảiđược tạo thành ở môi trường tự nhiên mà chỉ có thể do con người từng sống ở đây bắtchúng làm thức ăn để lại vỏ.+ Lớp sét xanh dẻo mịn và đồng nhất phủ trên lớp thực vật và bãi hàu có độ dày 2-3 métđược phân bố trên diện rộng nằm trên độ cao của lớp thực vật bị chôn vùi và nằm dướinhững vết tích hình chữ V có mối liên quan với nhau. Vết tích mài mòn trên vách đá vàchiều dày trầm tích bên dưới là bằng chứng không chỉ của hiện tượng biển tiến đột biếnmà còn là bằng chứng của việc mực nước biển đã “nằm lỳ” ở đây trong một thời gian dàitrước khi biển thoái. Thời gian mực nước biển “nằm lỳ” ở độ cao 3,5 mét được tính là1.015 ± 80 năm, sau đó biển bắt đầu thoái.Làm sao biết được nó đã “nằm lỳ” ở đó 1.015 năm? Những khảo sát về lớp hàu bé bámtrên vách đá dưới vết tích hình chữ V nằm ngang cho biết điều đó. Trên vách đá dướimực nước biển có một lớp hàu bám vào sinh sống, khi nước biển rút xuống lớp hàu vẫnbám trên vách đá và chết đi. Người ta dùng C14 để đo độ tuổi của lớp hàu này và xácđịnh được niên đại là 3.100 ± 80 năm. Lớp hàu chết đánh dấu thời điểm mực nước rútxuống, lấy thời điểm nước lên là 4.115 năm trừ đi thời điểm nước rút 3.100 năm thànhthời gian “nằm lỳ” của nó là 1.015 năm.Như vậy là những khảo sát cổ địa chất cho thấy rất rõ từ hơn 4.000 năm trước, biển đãđột ngột dâng cao 3,5 mét và độ cao đó đã duy trì ổn định hơn 1.000 năm. Thời kỳ địachất này tương ứng với thời Hùng Vương dựng nước ghi trong lịch sử.Và như đã nói ở phần trước, đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn lại một diện tích bé nhỏ bằng 1/4trước đó và chỉ bằng 1/10 diện tích bây giờ (cần biết: mực nước hiện nay cao hơn mựcnước trước khi biển tiến đột biến 2 mét, theo suy luận thông thường thì diện tích đồngbằng hiện nay phải bé hơn diện tích đồng bằng trước khi biển tiến đột biến, nhưng thựctế lại lớn hơn rất nhiều, lý do là quá trình biển tiến và biển thoái đã tạo ra trầm tíchkhiến cho đồng bằng bây giờ được mở rộng). Người Việt Nam ta không ai là không biếttruyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đó có lẽ là truyền thuyết lâu đời nhất của dân tộc.Câu chuyện này được ghi trong Kỷ Hồng Bàng của Đại Việt sử ký toàn thư, nhưng NgôSỹ Liên đã cẩn thận ghi chú: “(đây là câu chuyện) tin sách chẳng bằng không có sách,hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”.Ngày nay chúng ta đã biết đến cơn đại hồng thủy 4.000 năm trước. Chuyện Sơn Tinh -Thủy Tinh lại diễn ra vào thời Hùng Vương. Vì vậy, chỉ có thể giải thích đây là câuchuyện nói về sự kiện biển tiến đột biến này. Đó chính là thiên anh hùng ca của ngườiViệt chống lại, nói đúng hơn là thích nghi để tồn tại trước cơn đại hồng thủy ...

Tài liệu được xem nhiều: