Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 279.90 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trung thu, những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu tràn về cũng là mùa các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em. Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào? Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Khởi đầu là tình trạng viêm đường thở, ở người có cơ địa nhạy cảm thì quá trình viêm gây co thắt cơ phế quản khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn và thường bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng? Trung thu, những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu tràn về cũng là mùa các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em. Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào? Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Khởi đầu là tình trạng viêm đường thở, ở người có cơ địa nhạy cảm thì quá trình viêm gây co thắt cơ phế quản khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn và thường bị về đêm đến sáng sớm. Cơn hen đầu tiên thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp hoặc do bụi, lông súc vật, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa, hoạt động gắng sức… Hen thường kèm theo viêm họng, sốt. Dấu hiệu nhận biết Các triệu trứng như cơn khó thở, thở rít, thường gặp ở trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt là bị nhiễm virut. Có tới 1/3 số bệnh nhi này có thể bị hen và thường bị chẩn đoán là viêm phế quản co thắt. Việc chẩn đoán nhầm dẫn tới điều trị không thích hợp thì bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng kéo dài hay tái phát gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến hen phế quản: thở khò khè trước 3 tuổi và cha hoặc mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm; tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Lưu ý khi dùng thuốc Điều trị hen ở trẻ em chúng ta cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho bệnh nhân. Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít, cho bệnh nhân hít qua buồng đệm với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình hoặc liều cao đến khi kiểm soát được. Cứ mỗi 3 tháng bệnh nhân cần đi khám, nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều thuốc. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng. Thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được. Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc đó dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt. Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc cụ thể Thuốc cắt cơn hen: Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline) ... dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn. Thuốc kiểm soát cơn hen: Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)... Lưu ý khi sử dụng Thuốc cắt cơn dạng xịt và khí dung: Tác dụng phụ rất ít gặp và không kéo dài như: tim đập nhanh, run tay, hạ kali máu với tỉ lệ ít hơn nhiều so với dùng thuốc cùng loại bằng đường uống. Thuốc kiểm soát cơn: Bệnh hen là một bệnh mạn tính, do đó cần được điều trị dài hạn bằng nhóm thuốc chống viêm chủ yếu là corticoid nên có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng nhóm thuốc này. Việc quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc làm cho nhiều bệnh nhân và cả thầy thuốc không dám sử dụng thuốc để điều trị và làm mất đi cơ hội để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng? Trung thu, những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu tràn về cũng là mùa các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em. Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào? Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Khởi đầu là tình trạng viêm đường thở, ở người có cơ địa nhạy cảm thì quá trình viêm gây co thắt cơ phế quản khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn và thường bị về đêm đến sáng sớm. Cơn hen đầu tiên thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp hoặc do bụi, lông súc vật, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa, hoạt động gắng sức… Hen thường kèm theo viêm họng, sốt. Dấu hiệu nhận biết Các triệu trứng như cơn khó thở, thở rít, thường gặp ở trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt là bị nhiễm virut. Có tới 1/3 số bệnh nhi này có thể bị hen và thường bị chẩn đoán là viêm phế quản co thắt. Việc chẩn đoán nhầm dẫn tới điều trị không thích hợp thì bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng kéo dài hay tái phát gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến hen phế quản: thở khò khè trước 3 tuổi và cha hoặc mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm; tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Lưu ý khi dùng thuốc Điều trị hen ở trẻ em chúng ta cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho bệnh nhân. Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít, cho bệnh nhân hít qua buồng đệm với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình hoặc liều cao đến khi kiểm soát được. Cứ mỗi 3 tháng bệnh nhân cần đi khám, nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều thuốc. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng. Thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được. Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc đó dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt. Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc cụ thể Thuốc cắt cơn hen: Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline) ... dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn. Thuốc kiểm soát cơn hen: Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)... Lưu ý khi sử dụng Thuốc cắt cơn dạng xịt và khí dung: Tác dụng phụ rất ít gặp và không kéo dài như: tim đập nhanh, run tay, hạ kali máu với tỉ lệ ít hơn nhiều so với dùng thuốc cùng loại bằng đường uống. Thuốc kiểm soát cơn: Bệnh hen là một bệnh mạn tính, do đó cần được điều trị dài hạn bằng nhóm thuốc chống viêm chủ yếu là corticoid nên có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng nhóm thuốc này. Việc quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc làm cho nhiều bệnh nhân và cả thầy thuốc không dám sử dụng thuốc để điều trị và làm mất đi cơ hội để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chứng hen phế quản nguyên nhân gây hen phế quản phòng ngừa hen phế quản y học cơ sở kiến thức về thuốc kiến thức y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 164 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 123 0 0 -
4 trang 105 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 99 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 56 1 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 44 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 44 0 0