Xuất xứ: Bản Thảo Phát Huy. Tên khác: Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác (Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y Học Khải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí). Tên khoa học: Fructus paraveris Deseminatus Mô tả: Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nang hình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám, cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - ANH TÚC XÁC DƯỢC HỌCANH TÚC XÁC Xuất xứ: Bản Thảo Phát Huy. Tên khác: Anh tử xác, Giới tử xác, Mễ nang, Mễ xác, Oanh túc xác, Túc xác(Hoà Hán Dược Khảo), Mễ xác (Dị Giản Phương), Ngự mễ xác (Y HọcKhải Nguyên), Yên đầu đầu, Nha phiến yên quả quả (Trung Dược Chí). Tên khoa học: Fructus paraveris Deseminatus Mô tả: Anh túc xác là qủa ( trái) cây A phiến (Thuốc phiện). Qủa là một nanghình cầu hoặc trụ dài 4~7cm, đường kính 3~6cm, khi chín có mầu vàng xám,cuống qủa phình to ra, đỉnh qủa còn núm. Trong qủa chín có nhiều hạt nhỏhơi giống hình thận, trên mặt có vân hình mạng mầu xám trắng hoặc xámđen. Khi hái để làm Anh túc xác thường thấy trên mặt qủa có các vết nganghoặc dọc tùy theo cách lấy nhựa, mỗi vết gồm 3~4 đường. Thu hái: Vào tháng 4~5, lúc trời khô ráo. Bào chế: + Rửa sạch, loại bỏ hết hạt và gân màng , chỉ lấy vỏ ngoài, xắt mỏng,sấy khô hoặc tẩm mật ong (sao qua) hoặc sao với dấm cho hơi vàng, tánnhuyễn để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục). + Lấy nước rửa ướt rồi bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ màng ngoài,phơi trong râm, xắt nhỏ, tẩm dấm, sao hoặc tẩm mật sao (Trung Hoa NhânDân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Rửa sạch bụi, bỏ hết hột, bỏ tai và gân màng, chỉ lấy vỏ ngoài, xắtnhỏ, phơi trong râm cho khô để dùng hoặc tẩm mật sao qua hoặc tẩm giấmsao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Thành phần hóa học: +Trong Anh túc xác có Morphin, Codein, Thebain, Narcotin,Narcotolin, Cedoheptulose, DMannoheptulose, Myoinositol, Erythritol,Sanguinarin, Norsanguinarin, Cholin, Cryptopl, Protopine (Trung DượcHọc). +Trong Anh túc xác có Narcotoline, Sedoheptulose, D-Mannoheptulose, Myoinositol, Erythritol, Sanguinarine, Norsanguinarine,Cryptoplne (Trung Dược Đại Từ Điển). + Tác dụng dược lý: Theo sách Trung Dược Học: - Tác dụng giảm đau: Morphin là 1 chất giảm đau rất mạnh. Nó nâng ngưỡng chịu đau vàcũng làm dịu đau. Codein có gía trị giảm đau bằng 1/4 của Morphin. - Tác dụng thôi miên: Morphin và Codein đều có tác dụng thôi miên nhưng chỉ gây ngủnhẹ mà thôi. - Đối với hệ hô hấp: Morphin là một chất ức chế mạnh và cao đối vớihệ hô hấp. Liều có tác dụng đối với hệ hô hấp nhỏ hơn là liều giảm đau. Cơchế của hậu qủa này là do sự cảm nhận thấp của hệ thần kinh hô hấp đối vớimức độ của Carbon Dioxid. Dấu hiệu ức chế hô hấp bao gồm thở nhanh vàthở dốc. Nếu dùng qúa liều hô hấp có thể trở nên khó khăn và có thể ngưnghô hấp. Tác dụng của Codein đối với hệ hô hấp yếu hơn là Morphin.Morphin cũng ức chế cơn ho với lều nhỏ hơn liều dùng để giảm đau. Codeincó tác dụng long đờm yếu hơn nhưng thường được dùng nhiều hơn vì ít tácdụng phụ. - Đối với hệ tuầøn hoàn: Morphin gây ra gĩan mạch ngoại vi và giảiphóng Histamin có thể dẫn đến huyết áp thấp. Vì thế phải dùng rất cẩn thậnđối với bệnh nhân mệt lả do thiếu máu. - Đối với vết vị trường: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón donó làm tăng trương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồngthời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa. Ngoài ra, nó gia tăng s ứs ép trong ốngmật. Những hậu qủa này gây ra ói mửa, bụng đau cơn đau mật. Codein tácdụng yếu hơn đối với vết vị trường. - Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đườngtiểu và cơ bàng quang. Tính vị: +Vị chua, tính sáp (Y Học Khải Nguyên). +Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, không độc (Bản Thảo Cương Mục). +Vị chua, tính sáp, bình (Bản Thảo Tùng Tân). +Vị chua, tính sáp, hơi lạnh, có độc ( Trung Quốc D ược Học Đại TựĐiển). +Vị chua, tính bình (Trung Dược Đại Tự Điển). Quy kinh: +Vào kinh túc quyết âm Can (Đắc Phối Bản Thảo). +Vào kinh Phế, Đại trường và Thận (Bản Thảo Cầu Chân). +Vào kinh Phế, Thận, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển). Tác dụng, chủ trị: + Cố thu chính khí (Y Học Khải Nguyên). + Thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ramáu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ (Trấn Nam Bản Thảo). + Cầm tiêu chảy, kiết lỵ, cầm không cho ruột hư thoát, liễm Phế, sáptrường. Trị di tinh, ho lâu ngày, tim đau, bụng đau, các khớp xương đau(Bản Thảo Cương Mục). + Nướng mật có tác dụng giảm ho; Nướng dấm có tác dụng trị lỵ (BảnKinh Phùng Nguyên). + Cố thận. Trị di tinh (Bản Thảo Tùng Tân). + Trị lỵ lâu ngày mà suy yếu, ruột xuất huyết, thoát giang, bụng đau,lưng đau, đới hạ, ho mạn tính, lao phổi, ho ra máu, suyễn (Hiện Đại ThựcDụng Trung Dược). Liều dùng: 3~6g dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn,viên. Cấm kỵ: + Mới bị lỵ hoặc mới ho: không dùng ( Trấn Nam Bản Thảo). + Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: không dùng. Người ...