Danh mục

Dược học - Bạch Hoa Xà

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Kỳ Xà (Bản Thảo Cương Mục), Kiềm Xà, Khiển Tỷ Xà (Hòa Hán Dược Khảo), Ngũ Bộ Xà, Bách Bộ Xà, Kỳ Bán Xà (Dược Vật Học Đại Tự Điển), Ngân Hoàn Xà, Nhãn Kính Xà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rắn hổ phì, Rắn hổ đất, Rắn hổ mang, Rắn mang bạnh (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Naja Naja atra Cantor. Họ khoa học: Elapidae (Rắn Hổ). Mô tả: Là loài rắn độc dài 0,7m đến 2m khi tức giận thì cất đầu cao, thân phía...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược học - Bạch Hoa Xà DƯỢC HỌCBẠCH HOA XÀ Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Kỳ Xà (Bản Thảo Cương Mục), Kiềm Xà, Khiển Tỷ Xà (Hòa HánDược Khảo), Ngũ Bộ Xà, Bách Bộ Xà, Kỳ Bán Xà (Dược Vật Học Đại TựĐiển), Ngân Hoàn Xà, Nhãn Kính Xà (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển), Rắn hổ phì, Rắn hổ đất, Rắn hổ mang, Rắn mang bạnh (Dược LiệuViệt Nam). Tên khoa học: Naja Naja atra Cantor. Họ khoa học: Elapidae (Rắn Hổ). Mô tả: Là loài rắn độc dài 0,7m đến 2m khi tức giận thì cất đầu cao, thân phíatrên dựng thẳng lên, cổ bạnh ra (vì thế mà có tên là rắn Mang bành hayMang bạnh) và phun phì phì (miền bắc còn là rắn Hổ phì, rắn phì). Rắn hổmang không chủ động tấn công người, ban ngày thường lành như đất (miềnnam gọi là rắn Hổ đất). Rắn hổ mang non dữ hơn rắn hổ mang trưởng thành.Rắn hổ mang bơi giỏi, nhưng không sống dưới nước. Thường sống tronghang chuột, gò đống, bờ ruộng, tổ mối, bờ đê hoặc dưới gốc cây, trong bụitre ở vườn tược làng xóm, Rắn hổ mang kiếm ăn ban đêm, thức ăn chính làthú nhỏ như ếch, cóc, thằn lằn, thích nhất là chuột, rắn Hổ mang còn ăn cảnòng nọc và nhái. Màu sắc thay đổi nhưng thường là màu nâu đen sẫm đềumột màu. Trên cổ có một điểm to trắng hình mặt trăng, hoặc 2 điểm trắng tonhư hai mắt kính. Địa lý: Có nhiều ở nước ta. Phần dùng làm thuốc: Dùng thịt, mật, xác lột, xương, nọc độc. Mô tả dược liệu: Xác khô của Bạch hoa xà thường cuốn tròn, vùng bụng được mổ xẻruột lộ ra xương sống và trong khoang bụng, và mặt lưng màu nâu nhạt phủkhít, phiến vẩy có khối đốm dạng quả trám vuông màu xám trắng, đầu rắnthể hiện hình tam giác thường đã bị cắt bỏ đi, chất cứng bền, có mùi tanh đặcbiệt. Ngoài ra còn có một loài là Kim tiền Bạch hoa xà, phần đầu hình trứng,mình có vân vàng màu trắng xám. Thuốc sống thường dùng cán cây căng rađường kính khoảng hơn 3cm, loại này khác với Ngũ Bộ xà. Biến chế: -Thịt rắn: Chặt bỏ đầu, đuôi chừng 10cm, lột da, bỏ sạch phủ tạng róclấy thịt vằm nhỏ nấu ăn. -Rượu rắn: Nếu đủ 3 con thuộc 3 loài khác nhau thì càng hay, nếukhông 1-2 con cũng được. Có hai cách ngâm: - Ngâm tươi thì cho rắn sống vào bình, đổ cồn 40 độ đầy ngập ngâm 1ngày đêm để rắn chết và tiết ra chất độc, xong bỏ rượu này đi, lấy rắn ra chặtbỏ đầu đuôi như làm thịt rắn ở trên, xong mổ ruột bỏ hết tạng phủ nhưng lấymật và da, đổ ngập rượu 40 độ ngâm trong 100 ngày (càng lâu càng tốtnhưng phải đậy kín để khỏi thối), có khi người ta chôn cả bình rượu xuốngđất. Lúc đầu ngâm thấy mùi thối xong sau lại thấy thơm. Rượu có màu vànghơi xanh. Nếu muốn tiết kiệm rượu ngâm, ban đầu thì làm thịt rắn sống bằngcách chặt bỏ đầu và đuôi 10cm, mổ bụng bỏ hết tạng phủ chỉ lấy mật và da,đem rửa sạch bằng rượu ngâm gừng hay Quế chi rồi lau khô bằng giấy bản.Cho vào bình ngâm để ngập rượu càng lâu càng tốt (trên 3 tháng 10 ngày)nhưng tốt nhất là trôn xuống dưới đất (hạ khử thổ) cũng trên 3 tháng 10ngày. Ngâm khô thì chặt bỏ đầu và đuôi 10cm, mổ bụng bỏ hết phụ tạng chỉlấy túi mật, lột da, rửa bàng rượu ngâm gừng hay quế chi rồi lau khô bằnggiấy bản. Chặt khúc nước vàng, ngâm rượu 1 tháng thì có thể uống. Nếunướng vàng và đem sấy khô, tán bột rồi đem xay ha giã nhỏ cho vào túi vảicho vào ngâm rượu thì chỉ 15-20 ngày thì dùng được, ngâm tươi hay khô chỉngâm rượu một lần dùng hết thì thôi hay ngâm được đến đâu thì gạn uốnghết đến đó rồi thêm rượu ngâm tiếp. Có thể chỉ gạn lấy nửa bình rồi ngâmlại, làm như thế nhiều lần. -Máu rắn: Khi chặt bỏ đầu rắn làm thịt, hứng ngay lấy máu rắn vào 1cốc rượu, khuấy đều mà uống. Thường uống rượu huyết rắn nhắm thức ănnấu nướng với thịt rắn. -Mật rắn: Mật rắn không đắng như các loài động vật khác, nếm lúcđầu hơi đắng sau có vị ngọt như Cam thảo, không độc có tác dụng chốngviêm rõ rệt như thấp khớp khi dùng đem cô cách thủy cho hơi đặc, lấy vỏquít lâu năm rửa sạch cạo bỏ lớp trắng ở trong, sấy nhẹ hoặc phơi khô. Dùngmật rán tẩm, sấy nhẹ cho khô rồi lại tẩm, làm như vậy nhiều lần cuối cùngtán bột dùng. Hoặc lấy mật buộc cổ túi mật lại, tẩm rượu phơi trong mát,một ngày đêm rồi lại tẩm, làm 3 lần trong 3 ngày, rồi treo lên cho tới khô.Khi dùng khoảng chừng 0,12g vào 30ml rượu 40 độ để chữa các chứngphong sưng đỏ. -Da rắn: Còn gọi là vỏ hay xác rắn, treo rắn lên dùng dao khía quanhcổ, lột lấy da. Nhúng vào rượu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, rồi tán bột,hoặc đốt tồn tính để trị các chứng bệnh ngoài da, thối tai, hủi cùi. -Mỡ rắn: Lấy mỡ rắn đựng vào chai để chữa bỏng lửa, chốc đầu hoặcnấu với các vị thuốc khác để bôi vào chỗ mụn cho chóng lên da non. -Nọc rắn: Rắn có hạch chứa nọc độc ở hàm trên, sau hai con mắt. Khicắn nọc độc tiết ra, chảy vào một ống nhỏ, dẫn xuống răng nanh. Một conrắn hổ mang mỗi lần lấy nọc cho từ 30-100mg nọc khô, một năm có thể lấy6-10 ...

Tài liệu được xem nhiều: