Xuất xứ: Hoằng Xuyên Bản Thảo. Tên Hán Việt khác: Truật, Truật sơn kế (Bản Kinh), Sơn khương, Sơn liên (Biệt lục), Dương phu, Phu kế, Mã kế (Bản Thảo Cương Mục), Sơn giới, Thiên đao (Ngô-Phổ bản thảo), Sơn tinh (Thần Dược Kinh), Ngật lực gìa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Triết truật (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch đại thọ, Sa ấp điều căn (Hòa Hán Dược Khảo), Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổ sao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dã ư truật, Đông truật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - BẠCH TRUẬT DƯỢC HỌCBẠCH TRUẬT Xuất xứ: Hoằng Xuyên Bản Thảo. Tên Hán Việt khác: Truật, Truật sơn kế (Bản Kinh), Sơn khương, Sơn liên (Biệt lục),Dương phu, Phu kế, Mã kế (Bản Thảo Cương Mục), Sơn giới, Thiên đao(Ngô-Phổ bản thảo), Sơn tinh (Thần Dược Kinh), Ngật lực gìa (Nhật HoaTử Bản Thảo), Triết truật (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch đại thọ, Sa ấpđiều căn (Hòa Hán Dược Khảo), Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổsao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dãư truật, Đông truật (Đông Dược Học Thiết Yếu), Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata Thunb.Atractylodes ovata D.C.. Atratylis macrocephala (Koidz) Kand, Mazz.] Họ khoa học: Leguminnosae. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao0,30 - 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóagỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên cócuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùygiữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứngmũi mác, phần gốc không đối xứng. Các lá ở gần ngọn thân có phiếnnguyên, hình thuôn hoặc hình trứng mũi mác, mép có răng cưa. Đầu lớn,phần dưới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lông chim. Tổng bao hìnhchuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏ hình trứng tamgiác, to dần ở phía trên. Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màu trắng,phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hànliền nhau (có nhị bị thoái hóa) chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thôn mặt ngoài cólông nhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lông hình lông chim. Vòi hình chỉmàu tím nhạt đầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lôngngắn. Quảø bế, thuôn, dẹp, màu xám. Thu hái, sơ chế: Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giángđến Lập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, c ủcòn non, tỷ lệ khô thấp, hoa nhiều; thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọclên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanhchuyển thành màu vàng và nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãylà đúng lúc thu hoạch. Lúc thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từngcây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy dao cất bỏ thân cây đem củ về chế biến.Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồng truật” hay “Bạch truật”, nếuđể nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đôngtruật”. Phần dùng làm thuốc: Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắnchắc có nhiều dầu là tốt. Mô tả dược liệu: Thân rễ phơi khô Bạch truật hình dài khắp nơi có dạng khối lồi chồngchất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm,thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu,phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nốidài, và vân rãnh chất cứng dòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạtkhông bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củcứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt. Còn thứ gọi là Ư truật,Cống truật là thứ truật tốt hơn. Không nên nhằm lẫn với nam Bạch truật(Gynura sinensis). Địa lý: Bạch truật nguyên sản ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa,Đông dương. Ư thế (Xương hóa), Tiên cư (Triết giang), Dư huyện, Ninhquốc (An huy), ngoài ra ở Thông thành. Lợi xuyên (Hồ bắc), Bình giang (Hồnam), Tu thủy, Đông cố (Giang tây), tỉnh Phúc kiến, Tứ xuyên đều có trồng.Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam. Bào chế: + Theo Trung Dược Đại Tự Điển: 1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bộtHoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Cókhi chỉ cần thái mỏng, sao cháy. 2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phươngpháp: Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi làBạch truật sấy, của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là mộtloại củ phơi khô. a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20 ngày, đến lúc khô kiệt thì thôi nếu gặp phải trời mưa thì nên rải ra chỗrâm mát, thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt... nếu không củdễ thối mốc. b) Sấy khô: Đem củ đã đào về chọn lọc kỹ, đưa lên gìan sấy khô. Lòsấy thông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cầnto lửa và đều, về sau khi vỏ củ đã nóng thì lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờđảo trên xuống dưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6giờ, đến lúc củ khô được 50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phânchia loại to nhỏ, củ to bỏ xuống dưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều ...