Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam). Tên gọi: Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vì vậy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược học - Cam ThảoDƯỢC HỌCCAM THẢO Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (BiệtLục), Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký SựChâu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc D ược HọcThực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long GiangTrung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam). Tên gọi: Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vìvậy được dùng để gọi tên. Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae). Mô tả: Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóamộc, có thân bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dụchoặc thuôn, nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa màu xanh lơhoặc tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuốngở nách chỉ bằng nửa của lá. Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có haimôi chia 5 răng hơi không đều, hình mũi mác dài hơn ống, cánh cờ dựnglên, thuôn, dài hơn các cánh bên. Nhị hai bó (9+1). Bầu không cuống, 2 đếnnhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt2-4, hình lăng kính. Địa lý: Hiện nay ở Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc Trung Quốc đều có xản xuấtnhiều và chất lượng tốt hơn cả, nhất là Dân Cần, Khánh Dương, TrấnNguyên tỉnh Cam Túc, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Dương Cao, Ôn Minh tỉnhSơn Tây, Kiến Bình, Bắc Tiêu, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, chuyên khu BạchThành tỉnh Cát Lâ m, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, chuyên khuTrương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc và ở Thanh Hải, Tân Cương sản xuất rất nhiều(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam. Thu hái, sơ chế: Vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào vềxếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn chođẹp. Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae). Mô tả dược liệu: Rễ cam thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm,đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăndọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi.Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủytỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu (Dược Tài Học). Bào chế: - Sinh thảo: Rửa sạch nhanh đồ mềm, xắt thành lát mỏng 2mm, khicòn nóng nếu không kịp xắt thì nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm cho dễxắt, rồi sấy hoặc phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). - Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi tẩm mật ong (cứ 1kg Cam thảophiến thì dùng 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàngcho thơm. Hoặc nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm cuộn vài lần giấy bảnnhúng qua nước sôi cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sémthì bỏ giấy, xắt lát mỏng (Trung Dược Đại Từ Điển). - Bột cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài xắt miếng tròn sấy khô tán thànhbột mịn. + Khi dùng Cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đếngiờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, gĩa nát để dùng (Lôi Công BàoChích Luận) hoặc xắt lát lấy sữa tẩm rồi sao giòn, đỏ, vàng mà dùng (LôiCông Bào Chích Luận). + Chích Cam thảo đều dùng nước chảy dòng sông sao tẩm đến khinóng vàng, khử đỏ đi là được hoặc dùng nước tương sao nóng, không có s ữatô để sao thì chưng với rượu (Trung Dược Đại Từ Điển). + Theo kinh nghiệm bào chế của Trung Quốc ngày xưa có 3 cáchthức: a) Phấn cam thảo: Cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ 1 giờ, ủ độ 12 giờ, xắcmỏng chừng 2 ly. Phơi khô. b) Lão cam thảo: ngâm nước độ 4 giờ (mùa đông 8 giờ) ủ kín chomềm xắt mỏng phơi khô. c) Chích cam thảo: Rửa qua ủ mềm, xắt mỏng lấy mật ong cho thêmmột phần nước sôi tẩm vào Cam thảo vớt ra một lúc sao vàng không dínhtay là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đauhọng, đinh nhọt. Dùng chích (sao mật) có tác dụng bổ trung chữa nhữngchứng tỳ hư ỉa lỏng, vị hư khát nước, phế hư mà ho. Tẩm mật sao có tácdụng nhuận bổ. Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín gió. Thành phần hóa học: + Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenicacid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin,Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học). + Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizicacid (Lâu Chi Sầm, Dược Học Học Báo 1954, 2: 121). + Uralsaponin (Trương Như Ý, Dược Học Học Báo 1986, 21)7):510). + Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2 (LsaoKitagawa và cộng sự, Chem Pharm Bull 1988, 36 (9): ...