Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Củ cây Niền niệt, niệt gió Tên Hán Việt khác: Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao, Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chí điên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thang cấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học: Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ khoa học: Euphorbiaceae.Mô tả: Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơi hồng tím,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - CAM TOẠI DƯỢC HỌCCAM TOẠI Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Củ cây Niền niệt, niệt gió Tên Hán Việt khác: Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch, Chủ điền (Biệt Lục), Lăng cao,Cam trạch, Khổ trạch, Quỷ xú (Ngô Phổ Bản Thảo) Cam đài, Trung đài, Chíđiên, Ngao hưu, Tam tằng thảo, Đại biều đằng, Kim tiền trung lộ, Tùy thangcấp sư trung (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học: Euphobia sieboldiana Morren et decaisne, Euphorbia kansui Liou. Họ khoa học: Euphorbiaceae. Mô tả: Cây thảo sống đa niên, có độc. Thân cao hơn 0,3m, gốc rễ màu hơihồng tím, lá dài hình viên chùy, mép nguyên, mọc đôi, lá dưới cuống hoatương đối lớn, nở hoa đầu mùa hè màu nâu tím. Địa lý: Ít thấy ở Việt Nam, còn phải nhập Thu hái, sơ chế: Chọn rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm chokhô. Phần dùng làm thuốc: Củ rễ. Mô tả dược liệu: Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dàikhoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàngtrắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn,chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chấtbột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàngtrắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt. Bào chế: + Lấy rễ gĩa nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nướcthành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần chođến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược TínhLuận). + Lấy bột bọc Cam toại nướng chín cho bớt chất độc rồi dùng (BảnThảo Cương Mục). + Lấy rễ ngâm nước trong vòng 3 giờ, vớt ra cạo sạch vỏ ngoài, xắtmỏng, sao với Cám, tỷ lệ cứ 1 phần Cam toại một phần Cám bằng nhau, chotới khi vàng giòn. Có thể tán bột (Có người ngâm với nước Cam thảo và Tềni rồi mới làm như trên) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Lấy Cam đã rẩy qua nước cho ẩm, bọc lấy Cam toại đã rửa sạch,xong đốt cho cháy cám ở ngoài (Trung Dược Đại Từ Điển). Bảo quản: Dễ sâu mọt, để trong thùng có lót vôi sống, đậy thật kín. Tác dụng: Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tácdụng giải độc tán kết. Tính vị: Vị đắng, tính lạnh, có độc (Trung Dược Học). Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ, Thận (Trung Dược Học). Chủ trị: + Trị phù thủng, đàm ẩm, nước tích ở xoang ngực, bụng. Døng ngoàiđể trị thấp nhiệt sưng độc- Liều dùng: Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉnên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý. Kiêng kỵ: Vị này hạ rất mạnh, có độc, người suy nhược cần thận trọng. Ngườicó thai kỵ dùng (Trung Dược Học). + Ghét Viễn chí, phản Cam thảo, Qua đế làm sứ cho nó thì rất tốt(Bản Thảo Kinh Sơ). Cách dùng: Cam toại thường chế với giấm (sao) để giảm độc tính của nó, tác dụngcũng tương đối hòa hoản hơn. Phần nhiều trộn làm thuốc viên. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Thương hàn biến chứng thủy kết hung, dùng Cam toại bỏ vào thang“Hãm hung thang” uống rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Mặt mình sưng húp dùng Cam toại 2 chỉ, dùng thịt thăn của heo đực“Yêu tử” cắt làm 7 miếng, bỏ bột Cam toại vào lấy giấy ướt bao ngoàinướng chín ngày ăn một miếng, liên tục 4-5 ngày khi nào nghe sôi bụng, lợitiểu là có hiệu quả (Trửu Hậu Phương). + Dưới tim như có cảm giác nước đọng đầy cứng, mạch Phục, bệnhnhân đi cầu là dễ chịu: Cam toại củ lớn 3 củ, Bán hạ 12 củ, sắc một thăngnước còn phân nửa, bỏ vào 5 củ Thược dược với 2 bát nước sắc lại còn nửathăng bỏ bã, trộn với nửa cân mật ong sắc còn 8 phân uống (Cam Toại BánHạ Thang - Kim Quỹ Yếu Lược). + Đại tiểu tiện không thông dùng bột Cam toại, bột miến sống trộndẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘CamThảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật,chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương). + Phù thủng, thở gấp dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, saolửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôiuống (Thánh Tế Tổng Lục). + Bí đái tức tối khó chịu: bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương). + Phù thủng bụng căng đầy: dùng Cam toại (sao) 2 chỉ 2 phân, Hắckhiên ngưu 1 lượng 5 chỉ tán bột sắc, uốngtừng hớp (Phổ Tế Phương). + Phù thẳng căng đầy, đại tiểu tiện không lợi muốn chết, dùng Camthảo 5 chỉ (nửa sống nửa sao), dùng Yên chi phôi tử 5 muỗng cà phê tán bộtlần uống 1 chỉ, Bạch miến 4 lượng trộn nước làm như con cờ nấu với nướckhi nào nổi lên là được rồi ăn nhạt, sau khi lợi đại tiểu tiện dùng tiếp “Bìnhvị tán” gia thục Phụ tử 2 chỉ sắc uống (Phổ Tế Phương). ...