Danh mục

DƯỢC HỌC - CAN KHƯƠNG

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô. Tên Hán Việt khác: Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương, Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe Họ khoa học: Zingiberaceae. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác, dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dài khoảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - CAN KHƯƠNG DƯỢC HỌCCAN KHƯƠNG Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Khinh (Tày-Nùng), Roya, ya (Giarai), Gừng khô. Tên Hán Việt khác: Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục), Bào khương,Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học ĐạiTừ Điển). Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe Họ khoa học: Zingiberaceae. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lênthành củ, khi gìa thì có xơ. Lá không cuống, mọc cách nhau, hình mũi mác,dài tới 20cm, rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng. Cán hoa dàikhoảng 20cm, mọc từ gốc, nó nhiều vẩy lợp lên. Cụm hoa dạng trứng, dài5cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trái xoan, màu lục nhạt, có mép vàng. Đài có 3răng ngắn. Tràng có ống dài gấp đôi đài, có 3 thùy hẹp nhọn, 1 nhị. Nhị lépkhông có hoặc tạo thành thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng, viềnthêm màu tía, dài 2cm, rộng 1,5cm, chia thành 3 thùy tròn, các thùy bênngắn hơn. Bầu nhẵn, nhụy lép dạng sợi. Có hoa vào mùa hè và mùa thu. Phân biệt: Cần phân biệt với cây Gừng gió, Gừng dại (Zingiberzerumbet (Linn) Sm) là cây thảo cao 1m hay hơn, có thân rễ dạng củ, phânnhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm, lúc gìa màu trắng và đắng. Lákhông có cuống mọc sít nhau, nhẵn ở mặt trên, có vài lông rải rác ở mặtdưới, dài tới 20cm, rộng 5cm, bẹ có nhẵn, lá kèm nguyên, tròn dễ gẫy. Cán hoa khá mập, dài 20-30cm, các vẩy không lợp lên nhau. Cụm hoahình trứng, có khi hình trụ rộng 4cm, lá bắc lợp lên nhau, áp sát nhau, hìnhmắt chim, thường có màu lục, khi gìa màu hồng. Đài màu trắng, chẻ thànhmo, cao 1,2cm. Tràng có ống dài 2cm, các thùy hẹp, màu trắng, 1 nhị. Nhịlép làm thành các thùy bên của cánh môi. Cánh môi màu vàng nhạt, có 3thùy. Quả nang hình bầu dục, chia 3 ô, mỗi ô chứa một hạt đen có áo hạtmềm màu trắng. Cây ra hoa vào mùa thu, mọc hoang dại trong rừng ở nhiều nơi khắpnước ta, được trồng dùng làm thuốc kích thích, thuốc bổ và lọc máu cho phụnữ sau khi sinh đẻ. Địa lý: Gừng có khắp nơi trong nước ta, thường được trồng làm thuốc, mứt,xuất khẩu. Thu hái, sơ chế: Mùa đông đào lấy củ rễ những thân cây gìa, khi câybắt đầu lụi, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch phơi khô gọi là Can khương (Gừngkhô). Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (thường gọi là củ) đã phơi khô. Mô tả dược liệu: Thân rễ gừng khô là loại Gừng lây năm càng tốt có dạng ngón tayphẳng dẹt phân nhánh, có đốt rõ ràng vỏ ngoài màu xám trắng hoặc xámvàng nhăn teo. Đỉnh có vết rễ và vết mầm chất cứng giòn mặt cắt có chất xơ.Loại to, gìa, khô, củ chắc, vỏ sắc màu vàng nhợt ít nhăn, sạch rễ con, thịttrong vàng đậm là tốt. Thứ mốc vụn nát, ruột đen thối là xấu. Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm, nóng làm mất tinh dầu thơm Bào chế: Khi dùng rửa sạch ủ mềm, đồ qua rồi bào hay thái mỏng (không cầnbỏ vỏ). Phơi khô (Xem: Bào khhương, Can khương, Tiên khương, Thánkhương, Hắc khương, ở mục Khương). Tác dụng: Ôn trung khử hàn, hồi dương thông mạch, đồng thời có tác dụng cầmmáu, chỉ ho. Tính vị: Vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm nóng (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển). Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chủ trị. (1) Tỳ vị hư hàn (2) Ho do phế hàn Liều dùng: Dùng từ 2-4g. Hồi dương dùng 9-12g. Cầm máu nên saođen thành than (gọi là Khương thán hoặc Hắc hương), mỗi lần dùng 2-4g. Kiêng kỵ: Can khương vị đại cay, người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng.Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt.Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểuhư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng dohỏa nhiệt, đều cấm dùng. + Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa,Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Mất huyết, sắc mặt trắng bệch, không được quang nhuận, mạch nhu,đó là bị nhiều hàn khí nên dùng Can khương, vì tính ấm cay để ích huyết, vìcó sức rất nóng để làm ấ m kinh lạc khi dùng nên sao đen mới tốt. + Tỳ vị hư yếu, ăn uống kém, những người này dễ bị thương phongkhó tiêu, yếu đuối, ốm o, dùng Can khương tán bột ra 4 lượng kẹo mạchnha, xắt lát rửa qua nấu cho tan ra, viên bằng hạt ngô đồng, uống lúc đói vớicơm, ngày 30 viên. + Oẹ mửa xoàng đầu do vị hàn Sinh đàm, dùng Bào khương 2 chỉrưỡi. Chích thảo 1 chỉ 2 phân. Dùng 1 chén rưỡi nước sắc còn phân nửauống. + Trúng hàn ỉa chảy, dùng Bào khương tán bột ăn với cháo lần 2 chỉ. + Hàn kỵ ra màu xanh, dùng Can khương xắt như hạt đậu lớn, lầnuống 6-7 bát với nước cơm ngày 3 lần, đêm 1 lần. + Huyết lỵ không cầm dùng Can khương đốt cháy tồn tính ...

Tài liệu được xem nhiều: