Danh mục

DƯỢC HỌC - CÁT CĂN

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Bản Kinh. Tên gọi: Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn. Tên Hán Việt khác: Kê tề (Bản Kinh), Lộc hoắc, Hoàng cân (Biệt Lục), Can cát (Diêm Thị Tiểu Nhi Phương), Lộc đậu, Lộc đậu trung, Cát đằng căn, Thiết cái đằng, Kê tề căn (Hòa Hán Dược Khảo), Cát ma nô (Lục Xuyên Bản Thảo), Cát tử căn (Sơn Đông Trung Dược), Hoàng cát căn (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Củ sắn dây (Việt Nam). Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - CÁT CĂN DƯỢC HỌCCÁT CĂN Xuất xứ: Bản Kinh. Tên gọi: Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn. Tên Hán Việt khác: Kê tề (Bản Kinh), Lộc hoắc, Hoàng cân (Biệt Lục), Can cát (Diêm ThịTiểu Nhi Phương), Lộc đậu, Lộc đậu trung, Cát đằng căn, Thiết cái đằng, Kêtề căn (Hòa Hán Dược Khảo), Cát ma nô (Lục Xuyên Bản Thảo), Cát tử căn(Sơn Đông Trung Dược), Hoàng cát căn (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Củsắn dây (Việt Nam). Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae). Mô tả: Là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét, láchét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặcchia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thànhchùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Câytrồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dàira có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được. Địa lý: Mọc hoang, trồng khắp nơi. Thu hái: Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ,biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng. Phần dùng làm thuốc: Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màutrắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng. Mô tả dược liệu: Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâuhoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏnghình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rấtdễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắngphấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm. Bào chế: (1) Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc)người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xongcắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc(Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửangày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâmđủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong haingày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõivàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phảidùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lầnxông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắngtrong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củtrắng trong là tốt nhất. (2) Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra,cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùngLưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được. (3) Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tứclà sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm,sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được. (4) Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thànhtừng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tốisấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bộtlọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô. (5) Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ởtrong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cátcăn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nướcmột lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọcnhư thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi.Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nướchàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trênsạp khô phơi thành bột cất dùng. Bảo quản: Đậy kín nơi khô ráo. Dễ mốc mọt, tránh ẩm. Thành phần hóa học: + Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol,Arachidic acid (Trung Dược Học). + Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2):67). + Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A1990, 112: 42557y). + Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside),Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự,Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846). Tác dụng dược lý: + Tác dụng Giải nhiệt: . Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệtmạnh (‘Nghiên Cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: