Danh mục

Dược học - Hoắc Hương

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Gia Hựu Bản Thảo. Tên Gọi: Lá đậu gọi là Hoắc, lá cây này giống lá Đậu mà có khí thơm nên gọi là Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác: Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc khử bệnh (Hòa Hán Dược Khảo), Đầu lâu bà hương (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma la bạt hương (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hương (Kim Quang Minh Kinh), Gia toán hương (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hương, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắc hương, Thổ hoắc hương (Trung Quốc Dược Học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược học - Hoắc Hương D ƯỢC HỌCHOẮC HƯƠNG Xuất xứ: Gia Hựu Bản Thảo. Tên Gọi: Lá đậu gọi là Hoắc, lá cây này giống lá Đậu mà có khí thơm nên gọilà Hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác: Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc khử bệnh(Hòa Hán Dược Khảo), Đầu lâu bà hương (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma la bạthương (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hương (Kim Quang Minh Kinh), Gia toánhương (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hương, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắchương, Thổ hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ Hoắchương(Trấn Nam Bản Thảo), Thanh kinh Bạc hà (Qủang Tây Bản ThảoTuyển Biên), Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ (Liễu Ninh Thảo Dược), Lục hàhà (Phúc Kiến Dược Vật Chí), Ngư hương, Kê tô, Thủy ma diệp (Tứ XuyênTrung Dược), Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth. Họ khoa học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phânnhánh, cao chừng 30-60, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùithơm. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặtdưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành ximco, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn câycó lông và mùi thơm. Địa lý: Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành dâm cành vào mùa xuân.Thu hái quanh năm trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi khô. Thu hái, sơ chế: Thường thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹcho tới khi khô. Phần dùng làm thuốc: Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứnguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt. Mô tả dược liệu: Lá có cuống, mọc đối, phiến lá mầu lục tro hoặc lục vàng, thường bịvụn nát, nhăn nheo. Lá nguyên vẹn đủ thì hình tròn trứng, dài 6,6 - 10câm,mép có răng cưa, hai mặt đều mọc nhiều lông nhung, chất mềm mà dầy. Mùithơm, vị hơi đắng, cay Bào chế: + Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ đểlàm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông DượcHọc Thiết Yếu). Bảo quản: Đậy kín, để nơi khô ráo. Thành phần hóa học: + Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, Limonene, p-Methoxinnamaldehyde, Pinene, 3-Octanone, 1-Octen-3-ol, Linalool, 1-Caryphyllene, b-Emelene, b-Humulene, b-Farnenene, a-Ylangene, g-Cardinene, Calamenene, Cis-b-, g-Hexenal (Dương Xuất Cơ, Nhiệt Đới TácVật Dịch Báo 1985, (3): 15). + Acacetin, Tilianin, Linarin, Agastachoside, Isoagastachoside,Agastachin (Zakharova O I và cộng sự, Khim Prir Soedin 1979 (5): 642). + Maslinic acid, Crategolic acid, Oleanolic acid, 3-O-Acetyloleanolicaldehyde, Daucostool, b-Sitosterol, Dehydroagastol (Châu ? Mai, Dược HọcHọc Báo 1991, 26 (906). + Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, d-Limonene, p-Methoxycinamaldehyde, a-Pinene, 3-Octanone, 3-Octanol, p-Cymene, 1-Octen-3-ol, Linalool, b-Humulene, a-Ylangene, b-Farnesene (ChineseHebral Medicine). Tác dụng dược lý: + Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắchương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầukhuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tánhuyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụngchống thối (Trung Dược Học). + Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăngchức năng tiêu hóa (Trung Dược Học). + Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật,thấy Hoắc hương có tác dụng làm co túi mật (Trung Dược Đại Từ Điển). Tính vị: + Tính hơi ôn (Biệt Lục). + Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang). + Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân). + Vào 3 kinh, Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: + Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống(Biệt Lục). + Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang). + Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo). + Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ,hoà vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế(Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ trị: + Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo ĐồKinh). + Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển ...

Tài liệu được xem nhiều: