Danh mục

Dược học - Hòe Hoa

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.05 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Nhật Hoa Tử Bản Thảo. Tên Việt Nam: Hòe hoa, cây Hòe. Tên Hán Việt khác: Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Sophora japonica Linn. Họ khoa học: Fabaceae.Địa lý: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược học - Hòe HoaDƯỢC HỌCHOÈ HOA Xuất xứ: Nhật Hoa Tử Bản Thảo. Tên Việt Nam: Hòe hoa, cây Hòe. Tên Hán Việt khác: Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy(Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoamễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòenga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Sophora japonica Linn. Họ khoa học: Fabaceae. Địa lý: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ởmiền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Mô tả: Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lônghoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên cólông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đenhình thận. Phân biệt: Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánhhoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hìnhgần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hìnhtròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽcánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụyhình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơiđắng. Thu hái, sơ chế: Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiếtĐông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô.Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng,không tạp chất là loại tốt. Phần dùng làm thuốc: 1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae). 2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực. Mô tả dược liệu: Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phậncuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầuhết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưađược trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàngđỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoamàu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạpchất là thứ tốt. Bào chế: 1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt.Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng. 2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàngđể pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, đểcầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển). - Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thànhthan dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học ThiếtYếu). - Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ chođến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học). - Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng,sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấyra, phơi khô (Dược Tài Học). Thành phần hóa học: + Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học). + Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, DượcHọc Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538). + Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984,104 (4): 340). + Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989,37 (6): 1616). + Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [NhậtBản] 1956, 76: 1210). + Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid,Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u). Tác dụng dược lý: + Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảymáu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học). + Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền củathành mao mạch (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạchcho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng phấnnhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozidở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thểcuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung DượcHọc). + Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảmCholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơmỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung DượcHọc). + Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột vàchuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học). + Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảmtrương lực cơ trơn củ ...

Tài liệu được xem nhiều: