Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo. Tên khác: Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác (Bản Thảo Cương Mục), Hàm Giác (Sơn Hải Kinh), Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương (Hòa Hán Dược Khảo), Sừng Dê Rừng (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Cornu Antelopis. Họ khoa học: Họ Trâu Bò (Bovidae). Mô Tả: Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazella gutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặc Thanh Dương (Naemorhedus goral)v.v..Địa lý: Sống thành từng bày ở miền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - LINH DƯƠNG GIÁC DƯỢC HỌCLINH DƯƠNG GIÁC Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo. Tên khác: Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác (Bản Thảo CươngMục), Hàm Giác (Sơn Hải Kinh), Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan DươngGiác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương (Hòa Hán Dược Khảo), Sừng DêRừng (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Cornu Antelopis. Họ khoa học: Họ Trâu Bò (Bovidae). Mô Tả: Dê rừng là tên gọi nhiều loài khác nhau: con Nguyên Linh (Gazellagutturosa), con Tạng Linh (Pantholops hodgsoni) con Ban Linh hoặc ThanhDương (Naemorhedus goral)v.v.. Địa lý: Sống thành từng bày ở miền rừng núi Việt Nam, có nhiều ở các núi đávôi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Thu hái, Sơ chế: Thu hoạch quanh năm. Khi săn bắn được, cưa lấy sừng, để dành dùng. Bộ phận dùng: Sừng (Cornu Antelopis). Chọn thứ nào đen, xanh, sừng đen là tốt. Mô tả dược liệu: Linh dương giác hình chùy tròn, dài 20-40cm, hình cong, đặc biệtngọn sừng vênh ra ngoài, đường kính phía bên dưới khoảng 4cm. Toàn sừngmầu trắng hoặc trắng ngà, trừ phần đầu. Có khoảng 10-20 đốt nổi cao thànhvòng quấn chung quanh. Cầm vào tay có cảm giác dễ chịu. Sừng non trôngsuốt qua có tia máu hoặc mầu đen tím, không có vết nứt. Sừng gìa có vết nứtdọc, không có đầu đen. Nửa sừng bên dưới ở trong có nút xương, gọi là‘Linh dương tắc’, nút hình tròn, mặt ngoài có vết lồi ra đúng với rãnh ở mặttrong sừng. Mặt cắt ra trong chỗ giáp nhau có răng c ưa không đều, rút cáinút ra thì nửa sừng bên dưới là cái ống, bên trong rỗng, có lỗ nhỏ, thông đếnngọn, gọi là ‘Thông thiên nhãn’. Đưa ra ánh sáng thì trong suốt, đó là đặctrưng chủ yếu của sừng. Chất cứng, không mùi, vị nhạt. Loại non, trắng, bóng nhẵn, trong có tia máu không có vết nứt là tốt.Chất gìa, mầu trắng vàng, cod vết nứt là kém. Bào chế: + Lấy Linh dương giác chẻ ra, ngâm trong nước, vớt ra, bỏ gân, bàomỏng, phơi khô là được (Dược Tài Học). + Dùng dũa hoặc là mài mòn để lấy bột tán ra thật nhuyễn thì uốngkhỏi hại dạ dày (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + Mài lấy bột, hòa uống hoặc cắt phiến sắc uống hoặc mài lấy nướccốt, hòa uống (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bảo quản: Thành phần hóa học: +Trong Linh dương giác có Calcium Phosphate, Kerratin (TrungDược Học). +Trong sừng dê rừng có Calci Phosphat, Keratin, Chất hữu cơ...(Dược Liệu Việt Nam). + Keratin (Nam Kinh Dược Học Viện(Trung Thảo Dược Học), q 1.Nam Kinh: Giang Tô Khoa Học Chi Thuật Xuất Bản 1980: 1475). + Lysine, Serine, Glutamic acid, Phenylalanine, Leucine, Asparticacid, Tyrosine, (Từ Liên Anh, Trung Thành Dược 1988 (12): 32). + Lecithine, Cephalin, Sphingomyelin, Phosphatidylserine,Phosphaatidylinositol (Giang Bội Phân, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (6):27). Tác dụng dược lý +Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: nước sắc Linh dương giác ứcchế hệ thần kinh trung ương, biểu hiện bằng hạ hoạt động của thần kinhhướng vận động ở chuột nhắt cũng như giảm thời gian tác dụng củaBarbiturates. Thuốc cũng ức chế cảm giác đối với Strychnine và Caffeine.Hoạt chất này không gây gĩan cơ nhưng có 1 số đặc tính gây tê (Trung DượcHọc). +Tác dụng đối với điều hòa nhiệt độ: nước sắc Linh dương giác làmhạ nhiệt độ đối với thỏ gây sốt bằng cách tiêm chế phẩm thương hàn hoặcphó thương hàn. Hiệu quả này bắt đầu trong vòng 2 giờ và kéo dài hơn 6 giờ(Trung Dược Học). +Tác dụng chuyển hóa: nước sắc Linh dương giác làm tăng sức đềkháng đối với việc oxy giảm ở súc vật (Trung Dược Học). + Giáng áp: Nước sắc Linh dương giác thí nghiệm trên động vật thấycó tác dụng giáng áp (Trần Trương Viên, Trung Thành Dược 1990, 12 (11):27). Độc tính: Linh dương giác có độc tính thấp: cho chuột nhắt uống liều 2g/kg mỗingày, liên tục 7 ngày, thấy thể trọng tăng, ăn uống, hoạt động tự do, cho thấycó biến đổi ít (Brekhman I I và cộng sự. FarMaKOp p ToKcNKop, 1971, 34(1): 36). Tính vị: + Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh). + Vị đắng, tính hơi hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục). +Vị mặn, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị mặn, tính hàn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). +Vị mặn, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Thuộc mộc, vào kinh Quyết âm (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di). + Vào kinh thủ Thâí âm, thủ Thiếu âm, túc Quyết âm (Bản Thảo KinhSơ). + Vào kinh túc Thiếu âm Thận, túc Thái dương Bàng quang (BảnThảo Tam Gia Hợp Chú). +Vào kinh Can, Tâm (Trung Dược Học). +Vào kinh Can, Tâm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). +Vào kinh Can, Tâm, Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác dụng: +Bình Can, tức phong, thanh nhiệt, an thần (Trung Quốc D ược HọcĐ ...