Danh mục

DƯỢC HỌC - NHỤC THUNG DUNG

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên khác: Nhục tùng dung, Hắc ty lãnh [Ngô Phổ Bản Thảo], Thung dung [Bản Thảo Kinh Tập Chú], Địa tinh [Thạch Dược Nhĩ Nhă], Mã túc, Mã chi [Bảo Khánh Bản Thảo Chiết Trung], Kim duẫn [Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược], Đại vân [Trung Dược Chí] Thốn vân [Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên]. Tên khoa học: Boschniakia glabra C. A. Mey. Họ khoa học: Họ Lệ Dương (Orobanchaceae). Mô Tả: Cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân cỏ hình trụ, cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - NHỤC THUNG DUNG DƯỢC HỌCNHỤC THUNG DUNG Tên khác: Nhục tùng dung, Hắc ty lãnh [Ngô Phổ Bản Thảo], Thung dung [BảnThảo Kinh Tập Chú], Địa tinh [Thạch Dược Nhĩ Nhă], Mã túc, Mã chi [BảoKhánh Bản Thảo Chiết Trung], Kim duẫn [Hiện Đại Thực Dụng TrungDược], Đại vân [Trung Dược Chí] Thốn vân [Toàn Quốc Trung Thảo DượcHối Biên]. Tên khoa học: Boschniakia glabra C. A. Mey. Họ khoa học: Họ Lệ Dương (Orobanchaceae). Mô Tả: Cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân cỏ hình trụ,cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàngsẫm, xếp như lợp ngói. Hoa tự bông, mọc ở ngọn. Mùa thu hoa nở màu tímsẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt. Địa lý: Cây mọc chủ yếu trên núi cao ở các cây to râm mát. Cây có ở TrungQuốc, Nhật Bản, ở Việt Nam chưa thấy có. Thu hoạch: Mùa xuân hoặc mùa thu đều thu hoạch được. . Mùa xuân hái về, để trên đất cát phơi khô, gọi là Điềm Đại Vân. . Mùa thu hái về, lựa thư to mập, cho vào thùng muối, qua một nămlấy ra, phơi khô, gọi là Diêm Đại Vân. Bộ Phận Dùng: Dùng thân, rễ (Caulis Cistanchis). Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoàicó vẩy mịn, mềm, mầu đen, không mốc là tốt. Mô tả dược liệu: . Điềm Đại Vân: hình trụ, tròn, dẹp, hơi cong, dài 16 – 33cm, đườngkính 2 – 6cm. Mặt ngoài mầu nâu tro hoặc nâu, phủ đầy những lát vẩy, chấtthịt béo, dầy, xếp giống như những mảnh ngói chồng lên nhau. Chất mềm,thể nặng. Mặt cắt ngang mầu nâu, có đốm hoa trắng hoặc có kẽ nứt. Mùinhẹ, vị ngọt. . Diêm Đại Vân: Mầu nâu đen, chất mềm. Mặt ngoài có bột muối. Mặtcắt ngang mầu đen. Vị mặn (Dược Tài Học). Bào Chế: + Để nguyên củ, đồ chín, phơi hoặc sấy khô hoặc có thể tẩm muối rồiphơi, sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái lát khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thểđồ mềm cho dễ thái (Dược Liệu Việt Nam). + Thái phiến, trộn ngâm với rượu, bổ bỏ lõi trắng nếu có, đồ hoặc hấpđể dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Nhục thung dung: Lấy Điềm Đại Vân, bỏ tạp chất, ngâm nước hoặclấy Diêm Đại Vân cho vào nước rửa sạch phần muối, vớt ra, sau khi thấmmềm đều, cắt dọc thành lát, phơi khô (Dược Tài Học). + Tửu Thung dung: Lấy Nhục thung dung sạch, cho rượu vào trộn đều(cứ 50kg Thung dung dùng 15kg rượu), cho vào trong bình thích hợp, đậykín, chưng cách thủy cho ngấm hết rượu, lấy ra, để khô (Dược Tài Học). Thành Phần Hóa Học: + Trong thuốc có ít Ancaloit (Trung Dược Học). + Chất trung tính, Aminoaxit, d-Mannitol (Sổ Tay Lâm Sàng TrungDược). + Chất đường, chất béo (Dược Liệu Việt Nam). + Cistanoside A, B, C, H, Acteoside, 2’-acetylacteoside,Echinacoside, Liriodendrin, 8-epiloganic acid, Daucosterol, Betaine, b-sitosterol, Mannitol (Từ Văn Hào, Trung Thảo Dược 1994, 25 (10): 509). + N, N_dimethylglycine methylester (Tiêu Dũng, Trung Thảo Dược1990, 21 (12): 564). + Phenylalanine, Valine, Leucine, Isoleucine, Lysine, Serine (LaHướng Túc, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990, 15 (6): 342). + Succinic acid, Triacontanol [Trần Diệu Hoa, Trung Quốc TrungDược Tạp Chí 1993, 18 [7] : 424]. Tác Dụng Dược lý: 1. Tác dụng hạ áp (Trích Yếu Báo Cáo Luận Văn Năm 1956, Tập II,Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc Xuất Bản 70, 1956). 2. Làm tăng tiết nước dãi (nước miếng) của chuột nhắt (Trích YếuVăn Kiện Nghiên Cứu Trung Dược Do NXB Khoa Học Xuất Bản Năm1965). 3. Tác dụng đối với sự tăng trưởng: Cho chuột ăn thức ăn trộn chungvới Nhục thung dung chiết xuất bằng cồn, thấy chúng lớn nhanh hơn lô đốichứng (Trung Dược Học). 4. Tác dụng đối với hệ hô hấp: Saponin của Nhục thung dung có tácdụng gây liệt hô hấp nơi chuột nhắt (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị ngọt, hơi ôn (Bản Kinh). + Vị chua, mặn, không độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị ngọt, mặn, hơi cay, chua, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư). + Vị ngọt, mặn, tính ôn (Trung Dược Học). + Vị ngọt, mặn, chua, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Vị ngọt, chua, mặn, tính ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách). Quy Kinh: + Vào kinh Thận, Tâm bào lạc, Mệnh môn (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh túc Quyết âm Can kinh, túc Thiếu âm Thận kinh, thủDương minh Đại trườøng kinh (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Thận, Đại trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác Dụng: + Ích tinh, kéo dài tuổi thọ, đại bổ, tráng dương, trị đàn bà băng huyết(Dược Tính Bản Thảo). + Bổ Mệnh môn tướng hỏa, tư nhuận ngũ tạng, ích tủy cân, hoạt đạitiện (Bản Thảo Bị Yếu). + Nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối (Nhật Hoa Tử BảnThảo). + Bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện (Trung ...

Tài liệu được xem nhiều: