Tên khác: Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả (Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo), Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục). Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L. Họ khoa học: Họ Trạch tả (Alismaceae). Mô Tả: Loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - TRẠCH TẢ DƯỢC HỌCTRẠCH TẢ Tên khác: Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả (Biệt Lục), Vũ tôn,Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo),Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục). Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L. Họ khoa học: Họ Trạch tả (Alismaceae). Mô Tả: Loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hayhình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác,phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài.Hoa họp thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hayhơi hồng, 6 nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế. Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng. Thu hái: Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô. Phần dùng làm thuốc: Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng,bột nhiều là loại tốt. Mô tả dược liệu: Hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm,đường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nôngquanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chấtcứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. M ùi hơi nhẹ, vị hơiđắng (Dược Tài Học). Bào chế: + Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô. + Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đếnkhi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học). Bảo quản: Thành phần hóa học: + Alisol A, B, Epialisol A (Murata T và cộng sự, Tetra Lett 1968, 7:849). + Alisol A Monoacetate, Alisol B Monoacetate, Alisol C Monoacetate(Murata T và cộng sự, Chem Pharm Bull 1970, 18 (7): 1347). + Alismol, Alismoxide (Oshima Y và cộng sự, Phytochemystry 1983,22 (1): 183). + Choline (Kobayashi T, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1960, 80:1456). Tác dụng dược lý: + Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thảira nhiều hơn (Chinese Herbal Medicine). + Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồnTrạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. Trạch tả còn có tác dụng cảithiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ (Chinese HerbalMedicine). + Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ: cồn chiết xuấtTrạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tácdụng chống đông máu (Chinese Herbal Medicine). + Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết (Chinese HerbalMedicine). Tính vị: + Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh). + Vị mặn, không độc (Biệt Lục). + Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên). Quy kinh: + Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (ThangDịch Bnr Thảo). + Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (BảnThảo diễn Nghĩa Bổ Di). + Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công BàoChích Luận). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm HóaNghĩa). Tác dụng, Chủ trị: + Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh,tiêu khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ở bàng quang, tam tiêu (Biệt Lục). + Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang,tuyên thông thủy đạo (Dược Tính Luận). + Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thôngtiểu trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làmcho có con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Liều dùng: 8 – 40g. Kiêng kỵ: + Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học NhậpMôn). + Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm SàngThường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm:không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội: Bạchtruật 80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ:Bạch long cốt 40g, Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g.Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – HòaTễ Cục phương). + Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táobón, tiểu ít: Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xíchlinh. Đều 30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (TrạchTả Tán – Hòa Tễ Cục phương). + Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều: Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinhkhương, Trạch tả ...