Danh mục

DƯỢC HỌC - VIỄN CHÍ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Polygala tenuifolia Willd. Họ khoa học: Họ Viễn chí (Polygalaceae). Mô Tả: Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd. Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DƯỢC HỌC - VIỄN CHÍ DƯỢC HỌCVIỄN CHÍ Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (NhĩNhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễnchí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc DượcHọc Đại Từ Điển). Tên khoa học: Polygala tenuifolia Willd. Họ khoa học: Họ Viễn chí (Polygalaceae). Mô Tả: Vị Viễn chí ta còn nhập nội. Nó là rễ phơi khô của cây Viễn chíPolygala sibirica L., hoặc của cây Viễn chí Polygala tenuifolia Willd. Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt.,Polygala sibirica L... nhưng chúng chưa được khai thác. Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hayTiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợimọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hìnhbầu dục, rộng 4-5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoaxanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục.Cây này mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà. Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đườngkính thân 1-6mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lôngnhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3-7cm. Cánh hoa màu lam tím. Cây nàymọc nhiều ở miền Trung (Nghệ Tĩnh). Thu hoạch: Vào mùa xuân, thu đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏhơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được. Phần dùng làm thuốc: Rễ khô (Radix Polygalae). Thứ ống to, thịt dầy, bỏ hết lõi gỗ là thứtốt. Mô tả dược liệu: Viễn chí hình ống dài, cong, dài 3-13cm, đường kính 0,3 – 1cm. Vỏngoài mầu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dầyvà lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễbẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi coa mùi, vị đắng,hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học). Bào chế: + Bỏ lõi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏbã, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửacho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học). Bảo quản: Để nơi thoáng gió, khô ráo. Thành phần hóa học: + Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed1947, 36: 241). + Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19):4417). + Onjisaponin A, B, C, D, E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull1981, 29 (9): 2431). + Tenuifoliside A, B, C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem PharmBull, 1991, 39 (10): 2600). + Tenuifoliose A, B, C, D, E, F (Miyase Y và cộng sự Chem PharmBull 1991, 39 (11): 3082). Tác dụng dược lý: + Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là óvó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạcbao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản (Trung Dược Học). + Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học). + Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ.Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học). + Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gramdương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung DượcHọc). + Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nêndùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học). +Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đềucó tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung DượcHọc). Độc tính: + Liều độc LD50 của vỏ rễ Viễn chí cho chuột nhắt uống là 10.03 ±1.98g/kg. Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2.01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến75g/kg thì gây tử vong (Châu Lương Kiên, Sơn Tây Y Dược 1973 (9): 52). Tính vị: + Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh). + Không độc (Biệt Lục). + Vị dắng, hơi cay, tính ôn (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vị chua, hơi cay, tính bình (Y Học Trung Trung Tham Tây lục). + Vị đắng, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy kinh: . Vào kinh Thận, phần khí (Thang Dịch Bản Thảo). . Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo). . Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Tâm, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). Tác dụng: + Bổ bất túc, trừ tà khí, lợi cửu khiếu, thính nhĩ, minh mục, cường chí(Bản Kinh). + Giải độc Thiên hùng, Phụ tử (Bản Thảo Kinh Sơ). + Định Tâm khí, giải kinh quý, ích tinh (Biệt L ...

Tài liệu được xem nhiều: