Danh mục

Dược vị Y Học: BẠCH CHỈ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên thuốc: Radix Angelicae. Tên khoa học: Angelica dahurica Benth et Hook Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ hình dùi tròn, có từng vành, phía dưới chia rễ nhánh cứng, ngoài vỏ vàng nâu nhợt, trong trắng ngà, có từng đường vạch dọc, thơm, cay, to, dày, không mốc mọt là tốt. Thường lầm với Độc hoạt (xem vị Độc hoạt). Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào phần khí của kinh Phế, Vị và Đại trường, cũng vào phần huyết. Tác dụng: phát biểu, giải cơ, tán phong, táo thấp, hưng phấn thần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: BẠCH CHỈ BẠCH CHỈTên thuốc: Radix Angelicae.Tên khoa học: Angelica dahurica Benth et HookHọ Hoa Tán (Umbelliferae)Bộ phận dùng: rễ. Rễ hình dùi tròn, có từng vành, phía dưới chia rễ nhánh cứng,ngoài vỏ vàng nâu nhợt, trong trắng ngà, có từng đường vạch dọc, thơm, cay, to,dày, không mốc mọt là tốt.Thường lầm với Độc hoạt (xem vị Độc hoạt).Tính vị: vị cay, tính ôn.Quy kinh: Vào phần khí của kinh Phế, Vị và Đại trường, cũng vào phần huyết.Tác dụng: phát biểu, giải cơ, tán phong, táo thấp, hưng phấn thần kinh trung ương,hành huyết.Chủ trị: Dùng sống: trị nóng rét, nhức đầu, cảm mạo; bôi chữa lở sơn (nước sắc50%).Tẩm giấm sao: trị lâm lậu. Sao cháy: trị đại tiện ra máu.- Cảm phong hàn đau đầu, tắc mũi: Dùng Bạch chỉ với Đậu xị và Sinh khương.- Viêm xoang mũi: Dùng Bạch chỉ với Thương nhĩ tử, Tân di trong bài ThươngNhĩ Tán.Liều dùng: Ngày dùng 4 - 8gCách bào chế:Theo Trung Y: Người xưa hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh(số lượng bằng nhau) cùng bỏ vào nồi đồ một lúc, lấy Bạch chỉ phơi khô dùng.Ngày nay khi lấy về, rửa sạch, cắt ra từng khúc trộn vào vôi (để cho sắc trắng vàkhỏi mọt) phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. Có thể sao cháy, hoặctẩm giấm sao.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ phơitrong râm cho khô. Không sao tẩm gì.Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, bảo quản bằng vôi sống, tránh nóng.Ghi chú:thứ Bạch chỉ di thực của Trung Quốc có vỏ màu nâu ruột thì gần giống Độc hoạt,dẻo và xốp.Bạch chỉ nam: có nhiều bột trắng, vị hơi the, chỉ dùng thay được Bạch chỉ trongbệnh lở ngứa.Kiêng ky: âm hư và hoả uất không nên dùng. BẠCH CƯƠNG TÀMTên thuốc: Bombyx Batryticatus.Tên khoa học: Bombyx mori LHọ Tằm (Bombycidae)Bộ phận dùng: cả con Tằm vôi. Dùng con Tằm ăn lá dâu, lúc gần chín thì bị bệnhchết cứng thẳng do trùng Batrytis bassiana Bals gây ra. Hiện nay sản xuất Bạchcương tằm bằng cách phun khuẩn này lên mình tằm đủ tuổi (4 - 5cm). Trong ngoàiđều trắng là tốt; nếu mình cong queo, ruột ướt đen thì không nên dùng (đó là tằmchết tẩm vôi để làm giả).Tính vị: vị mặn cay, tinh bình.Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Phế.Tác dụng: khu phong, hoá đờm.Chủ trị: trị kinh giản, trị trúng phong, mất tiếng, đau cổ Họng, trị sang lở.- Co giật do sốt cao và động kinh: Bạch cương tàm hợp với Thiên ma, Ðởm namtinh và Ngưu hoàng.- Co giật mạn tính kèm tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư. Bạch cương tàm hợp với Ðảngsâm, Bạch truật và Thiên ma.- Trúng phong (đột quị) biểu hiện mắt lác, méo mặt méo miệng: Bạch cương tàmphối hợp với Toàn yết và Bạch phụ tử trong bài Khiên Chính Tán.- Ðau đầu do phong nhiệt và chảy nước mắt: Bạch cương tàm hợp với Kinh giới,Tang diệp và Mộc tặc trong bài Bạch Cương Tàm Tán.Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12gCách Bào chế:Theo Trung Y: ngâm vào nước vo gạo một ngày đêm cho nhớt dầu nổi lên mặtnước, sấy khô nhỏ lửa, chùi sạch lông vàng và miệng đen rồi tán bột (Lôi CôngBào Chích Luận).Theo kinh nghiệm Việt Nam: ngâm vào nước vo gạo một đêm, quấy nhẹ tay chotơ và nhớt ra hết, vớt ra, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng vào thuốc thang hay tánbột làm hoàn tán.Bảo quản: dùng vôi để bảo quản , để nơi khô ráo, chú ý tránh ẩm thấp, bụi bẩn. BẠCH ĐẬU KHẤUTên thuốc: Fructus Amomi kravanhTên khoa học: Amomum kravanh Pierre ex Gagnep. hoặc Amomum compactumSoland. ex Maton.Bộ phận dùng: Quả chín vàng.Tính vị: Vị cay, tính ấm.Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ và Vị.Tác dụng: Hành khí hóa đàm, ôn ấm Tỳ Vị và cầm nônChủ trị: Trị cảm hàn, đau bụng do hàn, nôn mửa, khí trệ, bụng trướng, thức ănkhông tiêu.- Ðàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở Tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và chán ăn. Bạch đậukhấu hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần bì.- Bệnh có sốt do đờm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực,không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính: Bạch đậu khấu hợp với Hoạt thạch, Ýdĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam Nhân Thang.Do thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạchtrong bài Hoàng Cầm Hoạt Thạch Thang.- Nôn do vị hàn: Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ.- Trẻ con nôn trớ do Vị hàn: Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo.Bào chế: Nhặt sạch tạp chất, sàng bỏ đất bụi, lúc dùng giã nát là được.Bảo quản: Để nơi khô ráo, râm mát, đậy kín.Liều dùng: 3-6g ...

Tài liệu được xem nhiều: