Danh mục

Dược vị Y Học: CAM THẢO

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 116.85 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên thuốc: Radix Glycyrrhizae. Tên khoa học: Clycyrrhiza uralensis Fish Họ Cánh Bướm (Fabaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ to, ngoài màu nâu hồng, trong vàng, ngọt nhiều mùi đặc biệt, nhiều bột, ít xơ là tốt. Không nên nhầm với rễ Thổ cam thảo (Cao Bằng), ít ngọt lợm. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào mười hai kinh. Tác dụng: bổ Tỳ, nhuận Phế, ích tinh, điều hoà các vị thuốc. Chủ trị: - Dùng sống: thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, trị ho viêm cổ họng. - Sao vàng thơm: bổ Tỳ vị, Tỳ hư,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: CAM THẢO CAM THẢOTên thuốc: Radix Glycyrrhizae.Tên khoa học: Clycyrrhiza uralensis FishHọ Cánh Bướm (Fabaceae)Bộ phận dùng: rễ. Rễ to, ngoài màu nâu hồng, trong vàng, ngọt nhiều mùi đặc biệt,nhiều bột, ít xơ là tốt. Không nên nhầm với rễ Thổ cam thảo (Cao Bằng), ít ngọtlợm.Tính vị: vị ngọt, tính bình.Quy kinh: Vào mười hai kinh.Tác dụng: bổ Tỳ, nhuận Phế, ích tinh, điều hoà các vị thuốc.Chủ trị:- Dùng sống: thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, trị ho viêm cổ họng.- Sao vàng thơm: bổ Tỳ vị, Tỳ hư, tiêu chảy.- Tẩm mật sao: nhuận bổ.- Thiếu khí ở Tỳ và Vị biểu hiện như kém ăn, phân lỏng và mệt mỏi: Dùng Camthảo phối hợp với Bạch truật, Phục linh và Nhân sâm trong bài Tứ Quân Tử Thang.- Ho và suyễn: Dùng Cam thảo phối hợp với Hạnh nhân và Ma hoàng trong bài MaHoàng Thang.- Nhọt, hậu bối, đau họng và sưng do nhiệt độc: Dùng Cam thảo với Cát cánh,Huyền sâm và Ngưu bàng tử để trị đau họng. Dùng Cam thảo phối hợp với Kimngân hoa, Liên kiều để trị mụn nhọt, hậu bối và sưng.- Ðau bụng do co thắt dạ dày hoặc ruột: Dùng Cam thảo với Bạch thược.- Ðiều hoàtác dụng của các vị thuốc khác: D ùng phối hợp Cam thảo với Phụ tử,Can khương làm giảm tác dụng nhiệt vàtác dụng phụ của các vị thuốc này, dùngtrong bài Tứ Nghịch Thang.Liều dùng: Ngày dùng 4 - 20g (các dạng).Cách bào chế:Theo Trung Y:- Phấn Cam thảo: cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ 1 giờ, ủ độ 12 giờ, thái mỏng 2 ly,phơi khô.- Lão Cam thảo: ngâm nước độ 4 giờ (mùa đông 8 giờ) ủ kín cho mềm, thái mỏng,phơi khô.- Chích Cam thảo: rửa qua, ủ mềm, thái mỏng, lấy mật ong thêm 1 phần nước, nấusôi, tẩm vào Cam thảo, vớt ra để se một lúc, sao vàng (không dính tay là được).Theo Tây y:- Bỏ vỏ mỏng, thái nhỏ, sấy khô, tán trong cối sắt, rây số 22 (lợi tiểu, làm ngọt,ngày dùng 5 - 20g).- Lấy rễ Cam thảo tươi (loại trồng trên 4 - 5 năm): cạo bỏ vỏ mỏng, thái nhỏ, xaynhỏ trong cối. Ngâm nước lạnh một đêm, chắt lấy nước. Sắc nhẹ lửa với nướctrong vòng 10 giờ, ép lấy nước. Bã còn lại cho vào nước ngập, chắt lấy nước (làm2 lần). Nước Cam thảo lấy được cô lại nhẹ lửa cho đến độ đặc. Để nguội làm thànhmiếng nặng 6g đến 120g. Những miếng cam thảo này đen và dễ gẫy, có thể tán nhỏđược. Vị ngọt có hơi đắng, rất dễ tan trong nước. Dùng trị ho và làm ngọt cứ 1 lítnước pha với 0,5g cao này.- Ngâm 1 kg Cam thảo đã thái nhỏ với 5 lít nước lạnh trong 12 giờ, ép lấy nước. Bãcòn lại ngâm với 3 lít nước lạnh trong 12 giờ. Dồn 2 nước ngâm lại để lắng, gạnlấy nước. Đun sôi lọc nóng. Cô cách thuỷ cho đến độ cao mềm (có thể với 5 lítnước lạnh ban đầu cho thêm 20g Ammoniac, và với 3 lít nước lạnh về sau thêm 4gAmmoniac). Công dụng như trên.Theo kinh nghiệm Việt Nam:- Rửa sạch nhanh (khoả nhanh), đồ mềm, thái mỏng 2 ly, khi còn nóng (nếu khôngthái kịp nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm). Sấy hoặc phơi khô (cách này thườngdùng gọi là Sinh thảo).- Thái xong sao vàng thơm.- Sau khi sấy khô tẩm mật ong (1 phần mật ong pha với 1 phần nước đun sôi), saovàng thơm (Chích thảo) (cứ 1 kg Cam thảo phiến tẩm 150 – 200 ml mật ong).- Tán bột làm hoàn tán thì sau khi cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng tròn.- Nếu dùng ít có thể cắt khúc 5 - 10cm, quấn vải lẫn giấy bản, nhúng qua nước chođủ ướt, vùi vào trong tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sém thì bỏ giấy, thái látmỏng.Bảo quản: đựng thùng kín, để nơi khô ráo, cần tránh ẩm, vì rất dễ mốc mọt. Nếu bịmốc mọt, cần sấy bằng hơi nóng (nhiệt độ thấp), để nguội rồi mới cho vào hòmkín, cho vào ngay lúc đang nóng sẽ bị biến chất. Tuyệt đối không được sấy diêmsinh vì sẽ biến chất, mất vị ngọt, trong sẽ bạc, ngoài sẽ hồng.Kiêng kỵ: không dùng Cam thảo cho các trường hợp thấp nặng gây đầy và tứcngực và bụng hoặc nôn.Chú ý: Cam thảo tương tác với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại và Hải tảo.Dùng quá liều kéo dài Cam thảo có thể gây phù. CAM TOẠITên thuốc: Radix Euphorbiae KansuiTên khoa học: Euphorbia Kansut L.Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae)Bộ phận dùng: rễ. Rễ từng chuỗi như cái suốt thoi, vỏ sắc vàng hoặc trắng xám. Rễto, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không mọt là tốt. Thường dùng cây Niệt gió làmNam cam toại để lợi thuỷ, trục đàm.Tính vị: vị đắng, tính hàn.Quy kinh: Vào kinh Thận.Tác dụng: làm thuốc tiêu thũng, tả thuỷ mạnh.Chủ trị: thuỷ thũng, trướng đầy, tích đờm.- Phù và đầy bụng: Dùng Cam toại + Khiên ngưu tử.- Cổ trướng: Dùng Cam toại + Đại kích và Nguyên hoa trong bài Thập Táo Thang.- Ứ nước hoặc dịch ở ngực (huyền ẩm): Dùng Cam toại + Đại hoàng, Mang tiêutrong bài Đại Hãm Hung Thang.- Nhọt, hậu bối: Dùng Cam toại nghiền thành bột, hoà vào nước bôi, đắp bênngoài.Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4gCách bào chế:Theo Trung Y:- Lấy rễ giã nát nhỏ dùng nước cam thảo ngâm 3 ngày (nước thành đen như mực)vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3 - 7 lần đến khi nước trong thì đem sa ...

Tài liệu được xem nhiều: