Dược vị Y Học: MẪU ĐƠN BÌ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 113.71 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tên thuốc: Cortex Moutan. Tên khoa học: Paeonia suffrutlicosa Andr Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt. Thành phần hoá học: vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành Paenola và glucose. Ngoài ra còn acid Benzoic, Tanin v.v... Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can,Thận và Tâm bào. Tác dụng: thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng làm thuốc thông kinh. Chủ trị: + Dùng sống:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: MẪU ĐƠN BÌ MẪU ĐƠN BÌ Tên thuốc: Cortex Moutan. Tên khoa học: Paeonia suffrutlicosa Andr Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt. Thành phần hoá học: vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành Paenola và glucose. Ngoài ra còn acid Benzoic, Tanin v.v... Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can,Thận và Tâm bào. Tác dụng: thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng làm thuốc thông kinh. Chủ trị: + Dùng sống: trị phát ban, kinh giản, lao nhiệt, sang lở. + Tẩm rượu sao: trị kinh bế, sang lở, hòn cục. + Sao cháy: trị thổ huyết, đổ máu cam, đái ra huyết. - Bệnh do sốt gây ra mà nhiệt gây bệnh vào máu biểu hiện như sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, dát sần và lưỡi đỏ sẫm: Dùng Mẫu đơn bì với Sinh địa hoàng, Tê giác và Xích thược. - Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm mất nước hoặc âm hư biểu hiện như sốt về đêm, kéo dài đến sáng, không ra mồ hôi, lưỡi đỏ kèm màng mỏng, mạch nhanh và yếu: Dùng Mẫu đơn vì với Tri mẫu, Sinh địa hoàng, Miệt giáp và Thanh hao. - Ứ huyết biểu hiện như vô kinh, ít kinh, khối u và hạch cứng: Dùng Mẫu đơn vì và Đào nhân, Quế chi, Xích thược và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Hoàn. - NHọt và hậu bối: Dùng Mẫu đơn với Kim ngân hoa và Liên kiều. Liều dùng: 8 - 16g/ ngày. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, bổ ra bỏ lõi, sấy khô. Có thể không cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ bỏ lõi. Khi dùng tẩm nước ủ mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua, hoặc sao cháy. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về rửa sạch ủ mềm một đêm, nếu còn lõi thì bỏ đi. Thái lát, phơi râm (dùng sống). Có thể tẩm rượu sao qua hoặc cháy tuỳ theo đơn (dùng chín). Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng để giữ hương vị, đậy kín Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn, tiêu lỏng kiêng dùng. MẪU LỆ Tên thuốc: Concha Ostreae. Tên khoa học: Ostrea sp. Họ mẫu lệ (Ostridae) Bộ phận dùng: vỏ con to bằng bàn tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt. Tính vị: vị mặn, tính bình, hơi lạnh. Quy kinh: Vào kinh Can, đởm và Thận. Tác dụng: làm mềm khối cứng, cố trường, hoá đờm. Chủ trị: hoá đờm, trị băng huyết, bạch đới, di tinh, đau dạ dày có nhiều dịch vị. - Can Thận Âm hư và dương vượng ở phần trên cơ thể biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, trống ngực, kích thích và mất ngủ: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Qui bản và Bạch thược. - Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Dùng Mẫu lệ với Qui bản, A giao, Bạch thược và Miết giáp. - Lao hạch do đàm và hỏa: Dùng Mẫu lệ với Huyền sâm. - Ra mồ hôi tự phát và ra mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: Dùng Mẫu lệ với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn và Phù tiểu mạch trong bài Mẫu Lệ Tán. - Mộng tinh do thận suy: Dùng Mẫu lệ với Sa uyển tử, Khiếm thực. - Chảy máu tử cung: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Sơn dược và Ngũ vị tử. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g. Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế: + Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn. + Dựng gạch lên ba phía. Trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi). Trên cùng có phủ lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên, khi được thì vỏ hàu bóp mềm, vụn, gắp ra, tán bột mịn. + Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tán bột mịn. + Bột có thể tẩm ít giấm tuỳ theo đơn để trị bệnh về Can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm) Bảo quản: bột màu xanh nhạt là tốt. Để nơi khô ráo. Kiêng kỵ: Âm hư không có hoả, tiêu chảy do hàn: không dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: MẪU ĐƠN BÌ MẪU ĐƠN BÌ Tên thuốc: Cortex Moutan. Tên khoa học: Paeonia suffrutlicosa Andr Họ Mao Lương (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: vỏ, rễ. Vỏ sắc đen nâu, thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, mùi thơm là tốt. Thành phần hoá học: vỏ rễ chứa một loại glucosid, sau khi vào cơ thể phân giải thành Paenola và glucose. Ngoài ra còn acid Benzoic, Tanin v.v... Tính vị: vị cay, đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can,Thận và Tâm bào. Tác dụng: thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết. Dùng làm thuốc thông kinh. Chủ trị: + Dùng sống: trị phát ban, kinh giản, lao nhiệt, sang lở. + Tẩm rượu sao: trị kinh bế, sang lở, hòn cục. + Sao cháy: trị thổ huyết, đổ máu cam, đái ra huyết. - Bệnh do sốt gây ra mà nhiệt gây bệnh vào máu biểu hiện như sốt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, dát sần và lưỡi đỏ sẫm: Dùng Mẫu đơn bì với Sinh địa hoàng, Tê giác và Xích thược. - Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm mất nước hoặc âm hư biểu hiện như sốt về đêm, kéo dài đến sáng, không ra mồ hôi, lưỡi đỏ kèm màng mỏng, mạch nhanh và yếu: Dùng Mẫu đơn vì với Tri mẫu, Sinh địa hoàng, Miệt giáp và Thanh hao. - Ứ huyết biểu hiện như vô kinh, ít kinh, khối u và hạch cứng: Dùng Mẫu đơn vì và Đào nhân, Quế chi, Xích thược và Phục linh trong bài Quế Chi Phục Linh Hoàn. - NHọt và hậu bối: Dùng Mẫu đơn với Kim ngân hoa và Liên kiều. Liều dùng: 8 - 16g/ ngày. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, bổ ra bỏ lõi, sấy khô. Có thể không cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ bỏ lõi. Khi dùng tẩm nước ủ mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua, hoặc sao cháy. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về rửa sạch ủ mềm một đêm, nếu còn lõi thì bỏ đi. Thái lát, phơi râm (dùng sống). Có thể tẩm rượu sao qua hoặc cháy tuỳ theo đơn (dùng chín). Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng để giữ hương vị, đậy kín Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn, tiêu lỏng kiêng dùng. MẪU LỆ Tên thuốc: Concha Ostreae. Tên khoa học: Ostrea sp. Họ mẫu lệ (Ostridae) Bộ phận dùng: vỏ con to bằng bàn tay, dày, trắng xám không lẫn với các loại vỏ khác, không vụn là tốt. Tính vị: vị mặn, tính bình, hơi lạnh. Quy kinh: Vào kinh Can, đởm và Thận. Tác dụng: làm mềm khối cứng, cố trường, hoá đờm. Chủ trị: hoá đờm, trị băng huyết, bạch đới, di tinh, đau dạ dày có nhiều dịch vị. - Can Thận Âm hư và dương vượng ở phần trên cơ thể biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, trống ngực, kích thích và mất ngủ: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Qui bản và Bạch thược. - Bệnh do sốt giai đoạn cuối kèm âm suy kiệt và kiệt nước gây thiểu dưỡng gân và cơ biểu hiện co thắt hoặc co giật: Dùng Mẫu lệ với Qui bản, A giao, Bạch thược và Miết giáp. - Lao hạch do đàm và hỏa: Dùng Mẫu lệ với Huyền sâm. - Ra mồ hôi tự phát và ra mồ hôi ban đêm do cơ thể suy yếu: Dùng Mẫu lệ với Hoàng kỳ, Ma hoàng căn và Phù tiểu mạch trong bài Mẫu Lệ Tán. - Mộng tinh do thận suy: Dùng Mẫu lệ với Sa uyển tử, Khiếm thực. - Chảy máu tử cung: Dùng Mẫu lệ với Long cốt, Sơn dược và Ngũ vị tử. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 40g. Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, phơi khô. Có 3 cách điều chế: + Cho vào nồi đất trét kín, nung cho đến khi chín đỏ là được, miếng nào chưa đỏ thì đem nung lại, tán bột mịn. + Dựng gạch lên ba phía. Trải lớp trấu lẫn than củi rồi lớp mẫu lệ, làm như vậy cho đến hết (để 1 lỗ ở giữa để thông hơi). Trên cùng có phủ lớp than và trấu. Đốt từ dưới lên, khi được thì vỏ hàu bóp mềm, vụn, gắp ra, tán bột mịn. + Nếu số lượng ít, nung trực tiếp trên than hồng, thấy đỏ là được, tán bột mịn. + Bột có thể tẩm ít giấm tuỳ theo đơn để trị bệnh về Can huyết (1.000g bột dùng 100ml giấm) Bảo quản: bột màu xanh nhạt là tốt. Để nơi khô ráo. Kiêng kỵ: Âm hư không có hoả, tiêu chảy do hàn: không dùng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dược vị giáo dục y học Giáo trình Giáo án Tài liệu y học Bài giảng Y học ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 200 0 0 -
Giới thiệu môn học Ngôn ngữ lập trình C++
5 trang 181 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 166 0 0 -
Hình thành hệ thống điều khiển trình tự xử lý các toán tử trong một biểu thức logic
50 trang 155 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 152 0 0 -
38 trang 147 0 0
-
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIÁO TRÌNH
3 trang 144 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 142 1 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 141 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 140 0 0