Danh mục

Dược vị Y Học: XUYÊN TÂM LIÊN

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tên thuốc: Herb Andrographitis. Tên khoa học: Andrographis pamiculat (Burm f) Nees. Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: phần trên mặt đất của cây. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Phế, Vị, Đại trường và Tiểu trường. Tác dụng: thanh nhiệt và giải độc, trừ thấp. Chủ trị: - Cảm sốt giai đoạn đầu gây ra biểu hiện như sốt, đau đầu và đau Họng: Dùng Xuyên tâm liên với Kim ngân hoa, Cát cánh và Ngưu bàng tử. - Nhiệt ở Phế biểu hiện như ho và hen hoặc ho có đờm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dược vị Y Học: XUYÊN TÂM LIÊN XUYÊN TÂM LIÊNTên thuốc: Herb Andrographitis.Tên khoa học: Andrographis pamiculat (Burm f) Nees.Bộ phận dùng: và phương pháp chế biến: phần trên mặt đất của cây.Tính vị: vị đắng, tính hàn.Qui kinh: Vào kinh Phế, Vị, Đại trường và Tiểu trường.Tác dụng: thanh nhiệt và giải độc, trừ thấp.Chủ trị:- Cảm sốt giai đoạn đầu gây ra biểu hiện như sốt, đau đầu và đau Họng: DùngXuyên tâm liên với Kim ngân hoa, Cát cánh và Ngưu bàng tử.- Nhiệt ở Phế biểu hiện như ho và hen hoặc ho có đờm vàng: Dùng Xuyên tâm liênvới Ngư tinh thảo, Cát cánh và Qua lâu.- Lỵ do thấp và nhiệt: Dùng Xuyên tâm liên với Mã xỉ hiện.Bào chế: Thu hái vào đầu thu khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơihoặc sấy.Liều dùng: 6-15g.Chú ý: Dùng quá liều kéo dài vị thuốc này có thể làm suy vị khí. XUYÊN TIÊUTên khoa học: Zanthoxylum simulans HanceHọ Cam Quýt (Rulanceae)Bộ phận dùng: vỏ quả. Quả nhổ đã mở mắt, trong có một hột đen; vỏ ngoài sắc nâuhồng, khô, thơm, vỏ trong trắng ít thơm. Chưa mở mắt thì không nên dùng.Ta thường dùng quả cây Sưng (Hoàng lực, Đắng cay) để thay Xuyên tiêu, tươngứng với tên Trung Quốc là Hoa tiêu (Zanthoxylum nitidum De, cùng họ).Công dụng: giống nhau.Thành phần hoá học: chứa tinh dầu, mùi thơm và chất đắng.Tính vị: vị cay, tính ôn.Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ và Thận.Tác dụng: tán hàn, trục thấp, ấm trung tiêu, trợ hoả, hành thuỷ, làmthuốc giải độc,sát trùng.Chủ trị: bụng lạnh đau, nôn mửa đi tả, trị lãi đũa, trị thấp, kiện vị.Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.Kiêng ky: âm hư hoả vượng thì không nên dùng.Cách bào chế:Theo Trung Y: Sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứngđâm giã cho tróc vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng hoặc chỉ sao nóng đổ lên miếnggiấy sạch đặt trên đất, lấy bát úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏngoài mà dùng.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặtlà được.Bảo quản: đậy kín, để chỗ khô, ráo, tránh nóng.Ghi chú:hột dùng lợi tiểu trị phù thũng (ít dùng).Liều dùng: Ngày dùng 4 - 40g (nhưng phải Thận trọng). Ý DĨ NHÂNTên thuốc: Semen Coicis.Tên khoa học Coi Úachryma - jobi LHọ Lúa (Gramineae)Bộ phận dùng: nhân hạt. To, khô, chắc đều, sạch vỏ, sạch cám, trắng như gạo nếp,không vụn nát quá, không lẫn tạp chất, không mốc mọt là tốt.Loại những hạt Ý dĩ đá cứng, xay không vỡ.Thành phần hoá học: có tinh bột, chất đạm, acid min, và chất béo.Tính vị: vị ngọt, tính hàn.Quy kinh: : Vào kinh Phế, Tỳ.Tác dụng: lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện Tỳ, bổ Phế.Chủ trị: tê thấp co quắp, viêm ruột, viêm phổi, trị phù thũng, trị đi tả, sỏi Thận.- Tỳ kém biểu hiện như phù, tiểu ít hoặc tiêu chảy: Dùng Ý dĩ nhân với Trạch tảvà Bạch truật.- Thấp nhiệt giai đoạn đầu do các bệnh về sốt mà các yếu tố bệnh lý là do khí:Dùng Ý dĩ nhân với Hoạt thạch, Trúc diệp và Thông thảo trong bài Tam NhânThang.- Thấp nhiệt hoặc ứ khí huyết biểu hiện như áp xe phổi và áp xe ruột: Dùng Ý dĩnhân với Đông qua nhân, Vi kinh và Đào nhân trong bài Vi Kinh Thang.Áp xe ruột: Dùng Ý dĩ nhân với Bại tương thảo.Liều dùng: Ngày dùng 10 - 30g.Cách bào chế:Theo Trung Y: Đem thứ Ý dĩ đã giã trắng tinh rồi để sống dùng hoặc sao vàngdùng hoặc sao lẫn với cám (1kg Ý dĩ dùng 100g cám) cho phồng đều, giòn, đểnguội dùng.Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi mua về, đã giã sẩy bỏ vỏ (dùng sống).Hoặc sao vàng dùng. Vo sạch, để ráo nước, sao vàng, nổi phồng đều. Tán bột dùngtrong hoàn tán.Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió để tránh sâu mọt, năng phơi.Kiêng ky: không thấp nhiệt thì kiêng dùng.

Tài liệu được xem nhiều: