Ngôn ngữ sắc tộc giúp quốc gia ổn định, nó góp phần củng cố nền tảng gia đình, xã hội, phát triển mối liên hệ với những người cùng sắc tộc, truyền đạt kiến thức về văn hóa cổ truyền của nhóm sắc tộc cho thế hệ tiếp nối. Đối với học sinh di dân, ngôn ngữ sắc tộc còn là nền móng xây dựng kiến thức và kỹ năng quan trọng trong việc học... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt: Phương pháp giúp học sinh học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai - Nguyễn văn BonTập San ĐN&CL Số 7Duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt: Phương pháp giúp học sinh học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai Nguyễn văn Bon, Ph.DBài viết nêu ra một số gợi ý giúp các học sinh phát triển khả năng Việt ngữ như một ngôn ngữ thứhai…Bài viết nầy tiếp theo các bài đăng trong Tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long, ÚcChâu: “Vai trò của gia đình trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại”, 2010; “Vai trò của giáoviên trong việc duy trì tiếng Việt tại hải ngoại”, 2011 và “ Vai trò của học sinh trong việc duy trìtiếng Việt tại hải ngoại”, 2012. Chúng tôi có sử dụng lại vài ý và đoạn văn của các bài trước.I. Dẫn nhậpHiện nay tại các quốc gia có chính sách đa văn hóa hay có nhiều sắc tộc, ngôn ngữ sắc tộc được duytrì vì là vốn liếng quí báu của quốc gia. Về phương diện đối ngoại, ngôn ngữ sắc tộc có thể đóng góptích cực vào lãnh vực chính trị, kinh tế, kỹ nghệ, ngoại giao với các nước liên hệ hay với nhữngnước sử dụng ngôn ngữ đó trên thế giới (Makin et al, 1995, Scarino et al, 1988: 1-2; CLyne, 1982).Về đối nội, ngôn ngữ sắc tộc giúp quốc gia ổn định, nó góp phần củng cố nền tảng gia đình, xã hội,phát triển mối liên hệ với những người cùng sắc tộc, truyền đạt kiến thức về văn hóa cổ truyền củanhóm sắc tộc cho thế hệ tiếp nối. Đối với học sinh di dân, ngôn ngữ sắc tộc còn là nền móng xâydựng kiến thức và kỹ năng quan trọng trong việc học.Tiếng Việt là ngôn ngữ của hơn 80 triệu người Việt sinh sống trong nước, và gần 3 triệu người Việtsống tại hải ngoại. Hiện nay, tiếng Việt đang được giảng dạy tại các nước có chính sách đa văn hóanhư Úc và Canada…hoặc một số nước Tây phương.Riêng tại nước Úc, từ thập niên 1980, trong trường học ngôn ngữ chính là Anh ngữ, còn Việt ngữcũng như các ngôn ngữ khác được coi như là ngôn ngữ thứ hai (second language), còn gọi là ngônngữ không phải tiếng Anh (Languages Other Than English: LOTE). Tiếng Việt là một trong 14ngôn ngữ được chính sách ngôn ngữ quốc gia công nhận. (The Australian Language and LiteracyPolicy: White Paper, 1991a). Ngoài một số trường chính mạch có chương trình giảng dạy ngôn ngữ sắc tộc, bộ giáo dục tài trợcho các tổ chức cộng đồng thành lập các trường ngôn ngữ cộng đồng (trường sắc tộc) hoạt động vàocác ngày cuối tuần.Việc học ngôn ngữ sắc tộc còn gặp nhiều khó khăn như thời gian, điều kiện giảng dạy (trường sở vàtrợ huấn cụ…) Mỗi tuần, các học sinh chỉ được học ngôn ngữ sắc tộc hay LOTE từ 2 – 2giờ 30 phút. 1Phương pháp giúp học sinh học tiếng ViệtMặc dù tiếng Việt đã được giảng dạy gần hơn ba thập niên qua, nhưng trong cộng đồng Việt namvẫn còn một số quan điểm là không nên cho trẻ học song ngữ cùng một lúc, vì điều đó sẽ ảnh hưởngtiêu cực đến sự tiếp thu kiến thức và phát triển khả năng ngôn ngữ của chúng. Ngoài ra còn một mốiquan tâm khác đang được thảo luận là nên áp dụng phuơng pháp nào thích họp cho việc giảng dạytiếng Việt như là một ngôn ngữ thứ hai (Second language).Để đóng góp ý kiến về các vấn đề trên, bài viết trình bày sự ích lợi của việc học thêm ngôn ngữ thứhai, cùng phương pháp và tiến trình giảng dạy ngôn ngữ thứ hai được áp dụng trên thế giới. Ngoàira, trong phạm vi học đường, cần áp dụng phương pháp và phương thức nào để giúp học sinh họctiếng Việt có hiệu quả? Bài viết gồm ba phần chính: 1. Các ý kiến của các nhà nghiên cứu về tương quan giữa ngôn ngữ thứ nhứt và ngôn ngử thứ hai 2. Các tiến trình dạy và học ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trong học đường. 3. Áp dụng tiến trình giao tiếp và phương thức hỗ trợ việc dạy tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ haiII. Các ý kiến của các nhà nghiên cứu về tương quan giữa ngôn ngữ thứ nhứt (First language) và ngôn ngữ thứ hai (Second lnguage)Một số người cho rằng song ngữ bằng cách nào đó có thể làm chậm phát triển ngôn ngữ thứ nhứt vàngôn ngữ thứ hai của trẻ em (Cummins, 1979; Arnberg, 1987).Nhiều công trình nghiên cứu cố gắng trình bày sự ích lợi của việc học thêm một ngôn ngữ thứ hai tạitrường mà không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ của trẻ em.Trẻ em có khả năng nói tiếng mẹ đẻ, rất thuận lợi để học thêm một ngôn ngữ thứ hai. Sự phát triểnliên tục tiếng mẹ đẻ của trẻ em song ngữ sẽ gia tăng khả năng cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ củachúng (Gibbons, 1991). Các học sinh đã học được một ngôn ngữ thứ hai sẽ học một ngôn ngữ thứba có hiệu quả (Scarino et al, 1988a). Một số nhà nghiên cứu lập luận rằng học một ngôn ngữ thứhai không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ thứ nhứt, mà trái lại nó bồi đấp thêm khảnăng cho ngôn ngữ thứ nhứt học sinh thuộc nhóm sắc tộc thiểu số có thể tiếp tục học hỏi và pháttriển tiếng mẹ đẻ của họ trong khi họ đang họ ...