Danh mục

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 2

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 626.68 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015)" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ và nhân dân xã Chiềng Bằng thực hiện đường lối đổi mới (1986- 2000); Đảng bộ xã Chiềng Bằng lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (2000-2015);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Chiềng Bằng (1945-2015): Phần 2 Chương V ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ CHIỀNG BẰNG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986-2000) I- ĐẢNG BỘ XÃ CHIỀNG BẰNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN BƯỚC ĐẦUTHỰC HIỆN ĐƯỜNG LỚI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986-1990) Bước sang những năm đầu của thập niên 80, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dânta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc. Tuy nhiên, mô hình kinh tế cũ, với đặc trưng là cơ chế tập trung quan liêu baocấp đã phát sinh những khuyết điểm, hạn chế lớn, tỏ ra không còn phù hợp trướcnhững biến đổi của tình hình trong và ngoài nước, trở thành lực cản trên con đườngphát triển của đất nước. Cơ chế “Khoán 100” bộc lộ nhiều nhược điểm, thu nhập củaxã viên trong hợp tác xã tuy có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với năng lực laođộng, do đó không tạo được sự hứng thú trong lao động sản xuất. Trong khi đó, tìnhtrạng “khoán trắng” của hợp tác xã đã làm giảm sút hiệu quả sản xuất. Hiện tượng xãviên bỏ ruộng khoán ngày càng nhiều, việc nợ đọng sản phẩm diễn ra phổ biến.Khủng hoảng kinh tế ngày càng nặng nề, sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm…Mặt khác, cuộc điều chỉnh giá - lương - tiền năm 1985 khiến cho lạm phát tăng cao,giá cả leo thang… đời sống nhân dân hết sức khó khăn, tiêu cực trong xã hội ngàymột gia tăng, lĩnh vực văn hóa xã hội có biểu hiện xuống cấp. Các nước xã hội chủnghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, tác độngkhông nhỏ đến tình hình nước ta. Trước tình hình đó, ngay từ Hội nghị Trung ương lần 6 (khóa IV) họp vào tháng8-1979, Đảng ta đã bắt đầu có những quyết sách theo hướng đổi mới từng phần,trước hết là đổi mới tư duy lý luận. Những văn kiện đầu tiên được coi như bướcchuyển về tư duy lý luận của Đảng, định hướng về tư tưởng cho các địa phương nhưChỉ thị 100-CT/TW, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982)… góp phần định hướng, mởđường cho một cuộc cải cách, đổi mới toàn diện mọi mặt của đất nước. Thực hiện Chỉ thị số 80 (ngày 1-3-1986) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về mởhội nghị các cấp, được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Thuận Châu, giữa năm 791986, Đảng bộ xã Chiềng Bằng tổ chức Đại hội lần thứ XII, với sự tham dự của đôngđủ 73 đảng viên, sinh hoạt trong 13 chi bộ. Đại hội đã đánh giá nghiêm túc việc lãnhđạo phát triển kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa XI; xác địnhnguyên nhân của những hạn chế, yếu kém... Từ đó, Đại hội đã đề ra phương hướng,nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chiềng Bằng trong giai đoạn 1986-1988. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, nhằm thực hiện tốt 3 chương trìnhkinh tế theo tinh thần các Nghị quyết 3, 4, 5, 6 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng; Phấn đấu tăng năng suất, sản lượng lương thực, phát triển kinh tế hợp tác xã.Về văn hóa - xã hội đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế nhằm nâng cao chấtlượng giảng dạy và phòng bệnh cho nhân dân. Trong công tác xây dựng Đảng, cầnquán triệt việc học tập và thực hiện nghị quyết cấp trên, thực hiện tự phê bình và phêbình, xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên… Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã Chiềng Bằng khóa XII (nhiệm kỳ 1986-1988). Ban Thường vụ Đảng ủy bao gồm 3 đồng chí. Đồng chí Là Văn Hiếu đượcbầu làm Bí thư Đảng bộ, đồng chí Quàng Văn Cấu được bầu làm Phó Bí thư phụtrách chính quyền, đồng chí Lò Văn Chiêm - Phó Bí thư Đảng ủy. Ngày 15 đến ngày 18-12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảngđã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã kiểm điểm sâu sắc tình hình phát triển kinhtế, chính trị - xã hội của đất nước sau hơn 10 năm thống nhất, đồng thời, khẳng địnhcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là cả một thời kỳ lịch sử lâu dài, khókhăn, phải trải qua nhiều chặng và hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Từđó, Đại hội nêu ra nhiệm vụ, phải kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu baocấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển củanền kinh tế. Đại hội đề ra nội dung đổi mới: đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế,đổi mới phong cách lãnh đạo… Có thể nói, Đại hội lần VI của Đảng đã thể hiệnbước đột phát mới về cả tư duy và thực tiễn của Đảng ta, mở ra thời kỳ phát triểnmới trong tiến trình phát triển của đất nước. Trên tinh thần đổi mới của Đảng và thực trạng kinh tế của xã, Đảng bộ xã ChiềngBằng đã tăng cường học tập, quán triệt tư tưởng, đường lối đổi mới. Từ đó, đưanhững quan điểm, cách nghĩ, cách làm mới áp dụng vào thực tế, chỉ đạo cụ thể, sát 80thực, giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), Nghị quyết của Đại hội Đảngbộ tỉnh Sơn La lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lầnthứ XIII (9-1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII, Đảng bộ xã ChiềngBằng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân khai thác mọi tiềm năng đất đai vào laođộng sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệm, tiểu thủ công nghiệp... Nhân dân trongxã tập trung đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển trang trạitheo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển kinh tế gắn với xây dựng và chỉnh đốnĐảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu công cuộcđổi mới kinh tế - xã hội nông thôn. Thực hiện đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, Đảng bộ chỉ đạo kiện toàn lạihợp tác xã. Sau khi được kiện toàn lại tổ chức, hợp tác xã Chiềng Bằng đã bắt tayvào thực hiện các khâu do tập thể đảm nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dânđảm bảo sản xuất. Hợp tác xã đẩy mạnh công tác làm thủy lợi, chủ động nguồn nướctưới tiêu cho đồng ruộng, chú trọng công tác làm giống và ứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: