Danh mục

Ebook Lịch sử Hải Phòng (1955-2020): Phần 2 (Tập 4)

Số trang: 260      Loại file: pdf      Dung lượng: 32.84 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Hải Phòng (1955-2020): Phần 2 (Tập 4) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Hải Phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986 - 2000); xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp, dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại (2001 - 2020). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử Hải Phòng (1955-2020): Phần 2 (Tập 4)HẢI PHÒNG Chương IV HẢI PHÒNG LỊCH SỬ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1986 - 2000) CHƯƠNG IV Hải Phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới... 357 I- NHỮNG NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1990) 1. Thành phố Hải Phòng đi đầu trong thực hiện cơ chếquản lý kinh tế mới (1986 - 1988) Thành phố Hải Phòng là một trong số ít các địa phương trongcả nước đi đầu trong việc tìm tòi, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ,cách làm, để nâng cao sức sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đờisống nhân dân. Phát huy tính năng động vốn có, đổi mới tư duykinh tế, áp dụng cơ chế quản lý mới trong hoạt động kinh tế - xãhội theo hướng xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, baocấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh... nhằm thúc đẩy sảnxuất phát triển, cải thiện một bước đời sống nhân dân tiếp tụcđược thể hiện trước và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng. Ngay từ đầu năm, ngày 10/01/1986, Hội nghị lần thứ 17Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII) đã đề ra phươnghướng, nhiệm vụ của năm 1986, trong đó nhấn mạnh quyết tâmxóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước chuyển sangthực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, coi đó là nhiệm vụ then chốtđể khắc phục, vượt qua những khó khăn gay gắt. Lãnh đạo thànhphố đã chủ động đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý, cho phépHải Phòng làm thí điểm đổi mới một bước cơ chế quản lý kinh tế.Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ thành phố lần thứ 17,Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết về “Quyđịnh tạm thời cơ chế quản lý đảm bảo quyền chủ động sản xuấtkinh doanh của cơ sở”. Theo đó, các xí nghiệp được trao quyềnchủ động trong sản xuất kinh doanh gắn với thị trường. Tiếpđó, Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục ban hành nghị quyết về358 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập IV (Từ năm 1955 đến năm 2020) “Quy định tạm thời về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ”, nhằm kiện toàn một bước bộ máy quản lý của các sở, ban, ngành có liên quan, phù hợp với việc giao quyền chủ động cho cơ sở. Các huyện ngoại thành triển khai thí điểm mô hình hợp tác xã công - nông - thương - tín. Đến giữa năm 1986, toàn thành phố đã có 17 đơn vị thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 17 của Thành ủy. Thành phố Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện cơ chế một giá, từng bước giảm phân phối hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm bằng tem phiếu; bù giá vào lương để cải thiện đời sống nhân dân và cán bộ, công nhân, viên chức. Những chủ trương, biện pháp cụ thể, kịp thời của lãnh đạo thành phố đã đưa lại kết quả bước đầu, tạo được những chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh và lĩnh vực phân phối, lưu thông. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, bị ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão số 3 và số 5 nhưng sản lượng thóc vẫn đạt 89% kế hoạch, bằng 92,4% so với năm 1985, năng suất lúa bình quân đạt 65,33 tạ/ha. Sản xuất công nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng khá, có 9/18 ngành, 62/83 xí nghiệp và 41/94 sản phẩm chủ yếu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Lượng hàng hóa bốc xếp qua cảng đạt 2,6 triệu tấn, tuy nhiên lượng hàng rút khỏi kho bãi còn chậm, lượng hàng tồn kho còn tới 82.000 tấn. Lĩnh vực phân phối, lưu thông có nhiều biến động lớn, phức tạp, do ảnh hưởng của chính sách giá - lương - tiền, do mối quan hệ cung - cầu thường xuyên mất cân đối khiến giá cả tăng cao, tiền mất giá, thị trường không ổn định nên kế hoạch thu mua hàng công nghệ phẩm, hàng nông sản thực phẩm chỉ đạt hơn 50% kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện đạt 104,2% so với kế hoạch. Các khó khăn, yếu kém vẫn là những lực cản lớn trên bước đường ổn định xã hội, phát triển kinh tế của thành phố. Tốc độ sản xuất tăng chậm so với yêu cầu, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch tuy đạt nhưng chưa cao, có mặt sút giảm so với trước như: CHƯƠNG IV Hải Phòng trong những năm đầu thời kỳ đổi mới... 359sản xuất công nghiệp của Trung ương trên địa bàn có tới 8/10ngành không đạt kế hoạch đề ra; phương tiện vận tải giảm sútgần 40%; hệ thống giao thông nông thôn và nội thành xuống cấpnghiêm trọng; năng suất lúa giảm; lưu thông, phân phối khôngkiểm soát được; hàng tiêu dùng khan hiếm,vật giá leo thang(tính đến tháng 12/1986, hệ số trượt giá sinh hoạt các mặt hàngthiết kế trong lương tối thiểu của cán bộ, công nhân, viên chức là659,21%, trong đó nhóm ăn uống là 659,47%, nhóm đồ dùng giađình là 898,26% và nhóm văn hóa, dịch vụ là 367,27%); việc làmthiếu trầm trọng; văn hóa, giáo dục xuống cấp; tệ nạn xã hội pháttriển; đời sống nhân dân rất khó khăn, nảy sinh hiện tượng mấtlòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nh ...

Tài liệu được xem nhiều: