Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Điều kiện tự nhiên - xã hội và các địa danh lịch sử - văn hóa tiêu biểu; Cồn Cỏ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1959 - 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử huyện Đảo Cồn Cỏ (1959-2019): Phần 1 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎLỊCH SỬ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ (1959-2019) Quảng Trị, tháng 8/2019 CHỈ ĐẠO NỘI DUNGBAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY ĐẢO CỒN CỎ Th.s Lê Minh Tuấn, TUV, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện (3/2015 – 3/2019) Th.s Nguyễn Văn Thành, Phó bí thư phụ trách Đảng bộ, Chủ tịch HĐND huyện (3/2019 – nay) Thượng tá Nguyễn Bá Hùng, UVBTV huyện ủy, Chỉ huy trưởng BCHQS huyện BAN BIÊN SOẠN PGS-TS. Đặng Văn Hồ (Chủ biên) TS. Nguyễn Văn Hoa C.N Phạm Thanh Bình C.N Nguyễn Thi Sỹ CHỈNH LÝ BẢN THẢO PGS-TS. Đặng Văn Hồ Th.s Nguyễn Văn Thành LỜI GIỚI THIỆU Đảo Cồn Cỏ đã đi vào lịch sử dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưmột biểu tượng chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Cồn Cỏ đượcNhà nước hai lần phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhândân, được Bác Hồ ba lần gửi thư khen ngợi và đề tặng hai câu thơ: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ” Qua quá trình chiến đấu gian khổ, đầy hy sinh thử thách và lao động quên mìnhcủa cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, với những thành tích đãđạt được qua các thời kỳ lịch sử, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo đã góp phần xứng đángvào “Kho lịch sử bằng vàng” của Đảng và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì mục tiêuđộc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm rạng rỡ truyền thống dựng nước và giữnước của cha ông. Đó là di sản tinh thần vô giá mà Đảng bộ, chiến sĩ, cán bộ và nhân dânhuyện đảo Cồn Cỏ phải bảo vệ giữ gìn, truyền lại cho thế hệ mai sau, vững bước đi lêntrên con đường Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Cồn Cỏ (8/8/1959– 8/8/2019), 15 năm thành lập huyện đảo (1/10/2004 - 1/10/2019), Ban Thường vụHuyện ủy đảo Cồn Cỏ chủ trương biên tập và xuất bản cuốn sách “Lịch sử huyện đảoCồn Cỏ (1959-2019)”. Nội dung cuốn sách không chỉ tái hiện có hệ thống về chặngđường lịch sử 60 năm oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng hết sức vẻ vang của lựclượng vũ trang Cồn Cỏ mà còn khái quát sinh động hành trình 15 năm vượt khó trên conđường xây dựng và phát triển của Đảng bộ và quân dân Huyện đảo. Thông qua việc ôn lại truyền thống lịch sử của một thời “ Máu và lửa”, cuốn sáchgiúp mỗi chúng ta suy ngẫm, nhìn lại quá khứ với sự trân trọng và niềm kiêu hãnh để làmtốt hơn công tác giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, truyền thống quê hương đấtnước, truyền thống đảo nhỏ anh hùng. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu về Huyện đảo CồnCỏ-“ Hòn đảo ngọc” nơi cửa ngõ tiền tiêu của Tổ quốc đến với bạn bè gần xa. Mặc dù đã cố gắng sưu tầm và biên soạn song do tư liệu lưu trữ không nhiều, cácnhân chứng còn ít nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ýkiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn chỉnh trong lần tái bản sau. Nhân dịp này, Ban Thường vụ huyện ủy đảo Cồn Cỏ xin chân thành cảm ơn BanTuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, các đồng chínguyên lãnh đạo huyện, Các đồng chí Đảo trưởng qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ,chiến sỹ và cựu chiến binh Cồn Cỏ trên khắp mọi miền đất nước đã nhiệt tình giúp đỡ, tạođiều kiện cho chúng tôi trong việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Trân trọng giới thiệu cuốn sách. 1 Cồn Cỏ, tháng 08 năm 2019Ban Thường vụ Huyện ủy đảo Cồn Cỏ 2 Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CÁC ĐỊA DANH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý - địa hình Đảo Cồn Cỏ nằm ở vị trí 17010’ vĩ tuyến Bắc; 107020’ kinh tuyến Đông, diệntích của đảo khi triều lên 2,2 km2 (gần 4km2 khi triều xuống). Đảo Cồn Cỏ cách mũiLay (Vĩnh Thạch) 13 hải lý, cách Cửa Tùng (thị trấn Cửa Tùng) 15 hải lý, cách CửaViệt (thị trấn Cửa Việt) 17 hải lý. Cồn Cỏ nằm án ngữ ở cửa phía Nam Vịnh Bắc Bộ, là điểm để phân định đườngcơ sở (điểm A11) từ đó tính chiều rộng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam nên đảo có ý nghĩa chiến lược trọng yếu trong mối quan hệ kinh tế - lãnh thổ vàquốc phòng - an ninh không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị, khu vực Bắc Trung Bộ mà còncả phạm vi quốc gia. Tính trọng yếu về vị trí địa lý của Cồn Cỏ còn được thể hiện: - Cồn Cỏ có vị trí địa lý quan trọng đối với kinh tế biển: đảo Cồn ...