Danh mục

Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 2

Số trang: 253      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.78 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (253 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 cuốn sách "Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam" trình bày các nội dung: Quan hệ đối ngoại trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ giai đoạn 1968-1975; quan hệ đối ngoại trong giai đoạn chiến tranh bảo vệ biên giới và giải tỏa tình trạng bị bao vây, cấm vận (1975-1995); quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020) - bài học kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2020): Phần 2206206 CHƯƠNG V QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ GIAI ĐOẠN 1968-1975 T iếp theo giai đoạn 1954-1968 (Chương IV), cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ từ cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đến khi giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 còn phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 3 (1968-1973): hoạt động đối ngoại góp phần đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Giai đoạn 4 (1973-1975): hoạt động đối ngoại đòi thi hành Hiệp định Paris và hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 1965-1975 1. Xu hướng hòa hoãn ở châu Âu Trong những năm 1960-1970, nét cơ bản trong quan hệ quốc tếCHƯƠNG V: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN... 207vẫn xoay quanh trục chính của trật tự thế giới Yalta, mối mâuthuẫn giữa hai cực tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn chiphối tình hình chung giữa các nước, đứng đầu là hai cường quốcMỹ và Liên Xô. Nhưng cùng trong thời gian đó đã diễn ra sự hòahoãn giữa hai bên tùy theo từng sự việc, ở từng nơi, từng lúc. Vìvậy, không khí căng thẳng và hòa dịu đan xen nhau khiến chobức tranh toàn cảnh của thế giới khá đa dạng và phức tạp. Việc giải quyết vụ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đưađến một giai đoạn hòa hoãn mà cả hai bên đều lo ngại nguy cơbùng nổ một cuộc khủng hoảng mới. Một đường dây nóng giữaMoscow và Washington được thiết lập để các nhà lãnh đạo có thểnhanh chóng trao đổi thông tin và kiếm tìm giải pháp. Vấn đề vũ khí hạt nhân luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cáccuộc thương lượng xuyên suốt thập niên 19601. Vấn đề nổi lênnăm 1972 là việc Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước về hạn chế vũ khíchiến lược - SALT 1, đến năm 1974 ký SALT 22. Vấn đề trung tâm của chính sách hòa hoãn là quá trình bìnhthường hóa quan hệ ở châu Âu. Tháng 8/1970, Liên Xô và Cộnghòa Liên bang Đức ký Hiệp ước Moscow, thỏa thuận không sử 1. Năm 1963, Anh, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhântrong khí quyển, ngoài vũ trụ và dưới nước nhưng không đạt được thỏa thuậnvề việc kiểm soát thử dưới lòng đất. Năm 1967, các siêu cường đồng ý cấm thửvũ khí hạt nhân trong vũ trụ. Năm 1968, ký Hiệp ước về không phổ biến vũ khíhạt nhân, theo đó, các quốc gia có vũ khí hạt nhân không chuyển giao cho cácnước khác không có vũ khí đó; đảo lại, các nước không có vũ khí hạt nhân cũngkhông nhận hoặc không phát triển vũ khí hạt nhân. Trung Quốc và Pháp đãkhước từ không tham gia cả hai hiệp ước cấm thử và cấm phổ biến vũ khí hạtnhân. Trung Quốc thử thành công bom A năm 1964 và bom H năm 1967, Phápcũng thử thành công bom A năm 1960 và bom H năm 1968. 2. SALT 1 (Strategic Arms Limitation Talks) gồm hai phần: Hiệp ước vềgiới hạn tên lửa chống tên lửa (ABM) và Thỏa ước tạm thời hạn chế số lượng bệphóng vũ khí chiến lược (có giá trị 5 năm). SALT 2 quy định mức trần mỗi bênlà 2.400 bệ phóng vũ khí, tạo nên sự cân bằng giữa hai bên.208208 LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM (1940-2020) dụng vũ lực để thay đổi đường biên giới hiện tại ở châu Âu (đường Oder - Neisse), bao gồm cả biên giới giữa Ba Lan và Đông Đức cũng như giữa Đông Đức và Tây Đức. Thỏa thuận này trên thực tế là sự công nhận đường biên giới đã hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chấp nhận sự chia cắt châu Âu và chia cắt nước Đức, mở đường cho việc ký kết hiệp ước giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Ba Lan (tháng 12/1970) với nội dung tương tự. Sau nhiều cuộc đàm phán tứ cường (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) về quy chế của Tây Berlin cùng các vấn đề vận chuyển và đi lại dân sự giữa hai miền nước Đức, tháng 12/1972 tại Berlin, đại diện Đông Đức và Tây Đức đã ký hiệp ước đặt cơ sở cho quan hệ giữa hai nhà nước Đức, theo đó, “chủ quyền của mỗi nhà nước chỉ giới hạn trong phần lãnh thổ của mình”. Điều đó xác định việc tồn tại chính thức hai nhà nước Đức (Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức), đến tháng 9/1973 cả hai nước Đức đều được kết nạp vào Liên hợp quốc. Trước những biến chuyển mới kể trên, tháng 7/1973, Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu đã khai mạc tại Helsinki (Phần Lan). Ngày 01/8/1975, bản Định ước Helsinki được công bố, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia nhằm bảo đảm an ninh châu Âu và sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội1. Như vậy, hai phần Đông Âu và Tây Âu lần 1. Hội nghị Helsinki có đại biểu 35 nước gồm các thành viên của khối NATO (kể cả Mỹ và Canađa) và khối Warsaw, các nước trung lập và các quốc gia nhỏ (như Xanh Máctin, Líchtenxtên, Mônacô, Vatican),... Mườ ...

Tài liệu được xem nhiều: