Danh mục

Ebook Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam: Phần 2

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 931.90 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (113 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung: Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945, Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Mời bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ebook Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam: Phần 2 Chương IVVIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945 I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1897 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Trong lịch sử thế giới, thời kỳ từ thế kỷ XVI đếnnửa đầu thế kỷ XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản ởcác nước phương Tây dần xác lập, tiến tới thắng thếhoàn toàn trước chế độ phong kiến. Ở Pháp, từ năm1789, với thắng lợi của cách mạng tư sản, quốc gianày đã phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, nhờ tận dụng cácthành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, nướcPháp ngày càng giàu mạnh. Trong khi đó ở phương Đông, các quốc gia phongkiến vẫn tồn tại trong trạng thái kém phát triển, lạchậu về nhiều mặt. Chủ nghĩa tư bản phương Tâycàng phát triển thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thịtrường càng tăng. Phương Đông là nơi có nhiều nguồnlợi nhưng lại lạc hậu, vì vậy trở thành đối tượng nhòmngó của các nước phương Tây. Tại Việt Nam, từ đầu thế kỷ XVI, các nước tư bảnnhư Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đến làm ăn, buônbán. Sang thế kỷ XVII - XVIII, những nước khácnhư Hà Lan, Anh, Pháp cũng tìm đến Việt Nam. Saunhiều thập kỷ cố gắng bám trụ thị trường Việt Namkhông hiệu quả, các nước dần rút lui, chỉ có Pháp là118nước đeo đuổi dai dẳng việc giành lấy thị trường vàtiến tới chiếm cứ toàn bộ Việt Nam. Cũng từ thế kỷ XVI, đạo Thiên Chúa từ phươngTây được truyền vào Việt Nam qua hoạt động của cácgiáo sĩ. Nước Pháp dựa vào Hội Truyền giáo nước ngoàicủa họ (thành lập năm 1664), thông qua liên kết chặtchẽ với một số giáo sĩ để thu thập tin tức, nắm bắt tìnhhình và thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Năm 1756, vì mâu thuẫn về lợi ích, hai nướcAnh - Pháp đã xảy ra chiến tranh. 7 năm sau, nướcPháp thua trận, bị mất các thuộc địa ở Canađa, ẤnĐộ. Pháp từ đó càng thèm khát thuộc địa ở châu Á.Đến đầu thế kỷ XIX, nước Anh chiếm Xingapo, MiếnĐiện (Mianma) và bắt đầu đề nghị nhà Nguyễn ở ViệtNam mở cửa cho họ vào buôn bán. Đã mất Ấn Độ vềtay Anh, nay Pháp càng không muốn Anh có đượcViệt Nam. Năm 1843, Thủ tướng Pháp tuyên bố nướcPháp cần có hai bảo đảm ở vùng Viễn Đông: Phải cócăn cứ trên vùng biển Trung Quốc và phải có thuộcđịa ở gần Trung Quốc1. Từ đó, họ quyết tâm xâmchiếm Việt Nam và chỉ chờ có thời cơ là ra tay. Trong những năm 1845-1857, Pháp nhiều lầncho tàu chiến đến nước ta gây sự. Năm 1856, khi mâuthuẫn Anh - Pháp tạm thời được gác lại để liên minhxâu xé Trung Quốc, Pháp đã quyết định gấp rút đánhchiếm Việt Nam. Năm 1858, lấy cớ trả thù triều Nguyễn cấm đạoThiên Chúa và giết hại các giáo sĩ, không nhận quốc 1. Xem Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam,Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2012, t.III, tr.17. 119thư làm nhục quốc thể nước Pháp, Pháp đã kêu gọiTây Ban Nha (cũng là nước có giáo sĩ bị triều Nguyễngiết hại) cùng đem quân tấn công nước ta. Chiềungày 31/8/1858, liên minh Pháp - Tây Ban Nha gồmkhoảng 3.000 quân và 14 chiến thuyền kéo đến dàntrận trước cửa biển Đà Nẵng. Ngày 01/9/1858, chúng nổ súng tấn công ĐàNẵng, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lượcnước ta. 2. Thực dân Pháp từng bước đánh chiếmnước ta như thế nào? Sau khi được tin quân Pháp nổ súng xâm lược,triều Nguyễn liền điều 2.000 quân đến Đà Nẵng chiviện, nhưng không ngăn được thế giặc. Sau đó, tướngNguyễn Tri Phương được tin cậy giao trách nhiệmtổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam để chống giặc.Quân Pháp giằng co với quân ta suốt hơn 5 tháng màkhông thu được thắng lợi nào. Tháng 02/1859, quân Pháp quyết định chuyểnhướng, kéo vào Nam đánh chiếm Gia Định. Sáng ngày17/02/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định.Quân nhà Nguyễn chống trả quyết liệt. Dựa vào ưuthế hỏa lực, quân Pháp tấn công càng lúc càng dữ dội.Trưa ngày 17/02/1859, thành Gia Định thất thủ. Nhân dân Gia Định tự động đứng lên chống giặc vàgây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Quân Pháp ở nướcta gặp nhiều khó khăn do không có viện binh, một bộphận của chúng còn bị điều sang chi viện cho cuộc chiếnở Trung Quốc. Tại Sài Gòn, 1.000 quân Pháp phải rải rađóng giữ trên một chiến tuyến dài 10km.120 Về phía quân nhà Nguyễn, Nguyễn Tri Phươngtiếp tục được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Gia Định.Ông không chủ động tấn công Pháp mà huy độngquân dân ngày đêm xây dựng đại đồn Chí Hòa nhằmngăn không cho giặc mở rộng chiếm đóng về phía tây. Một thời gian sau, quân Pháp sau khi dàn xếptình hình ở Trung Quốc, liền huy động lực lượng tấncông quân nhà Nguyễn. Ngày 24/12/1861, 3.500 quânPháp công phá đại đồn Chí Hòa, nơi có hơn 20.000quân nhà Nguyễn đang đóng giữ. Quân ta chiến đấu rất anh dũng, nhưng không thểchống chọi với hỏa lực của giặc. Nguyễn Tri Phươngbị thương, em trai ông là tướng Nguyễn Duy tử trận.Quân ta phải rút chạy. Đầu năm 1862, ba tỉnh miềnĐông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) vàmột tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long) rơi vào taygiặc. Tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: