Danh mục

FDI - Cực tăng trưởng đối với kinh tế Việt Nam và nút thắt thể chế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.33 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời gian qua khi Việt Nam đối mặt với tình trạng bất ổn vĩ mô, các cỗ máy của tăng trưởng kinh tế trong nước như SOEs và doanh nghiệp nội địa gần như ngưng trệ thì doanh nghiệp FDI vẫn duy trì sức tăng trưởng của mình và tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Bài viết này sẽ đi vào phân tích ‘ngẫng cổ chai’ và sự phân cực của FDI đối với kinh tế Việt Nam và chỉ ra “nút thắt” thể chế tạo ra điều đó. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
FDI - Cực tăng trưởng đối với kinh tế Việt Nam và nút thắt thể chế FDI- CỰC TĂNG TRƯỞNG ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NÚT THẮT THỂ CHẾ PGS,TS. Vũ Thị Tuyết Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dânTóm tắt: Trong thời gian qua khi Việt Nam đối mặt với tình trạng bất ổn vĩ mô, các cỗmáy của tăng trưởng kinh tế trong nước như SOEs và doanh nghiệp nội địa gần như ngưngtrệ thì doanh nghiệp FDI vẫn duy trì sức tăng trưởng của mình và tiếp tục có những đónggóp quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy FDI đã tạo ra ‘ngẫng cổchai’ khi không có động cơ tham gia vào các mắt xích của nền sản xuất nội địa và làm chomô hình tăng trưởng kinh tế trở nên thiếu bền vững và kém hiệu quả và có sự phân cựcgiữa các doanh nghiệp FDI và các động cơ tăng trưởng kinh tế khác. Bài viết này sẽ đi vàophân tích ‘ngẫng cổ chai’ và sự phân cực của FDI đối với kinh tế Việt Nam và chỉ ra “nútthắt” thể chế tạo ra điều đó.Từ khóa: FDI, Tăng trưởng kinh tế, Thể chế. FDI - GROWTH POLES FOR VIETNAM’S ECONOMY AND INSTITUTIONAL KNOTSAbstract: Vietnam’s economy has faced several challenges that rumbled the macrostability and revealed the weaknesses of the real domestic sector. While local growthengines like State-Owned Enterprises (SOE) and domestic firms were stagnant, theForeign Direct Investment (FDI) sector maintained its growth momentum and continuedto make important contributions to Vietnam’s economy. There are institutional bottlenecksthat discouraged the FDI sector to participate in the local production chain andunexpectedly immunized them from problems of the domestic economy. This paper isgoing to briefly describe the FDI contributions to the economy and show the problems andlimitations on institutions that may lead to the bottlenecks and then give somerecommendations.Keywords: Economic Growth, FDI, Institutions.1. Giới thiệu FDI ngày nay đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho cả các nhà đầu tư, các chủsở hữu công nghệ và cả người nhận đầu tư khi muốn thực hiện việc tiếp nhận và hấp thụcông nghệ. FDI là đối tượng quan trọng mà các nước đang phát triển rất quan tâm, khôngchỉ vì nhu cầu về vốn mà cả nhu cầu muốn tiếp cận công nghệ từ nước ngoài. Ở Việt namhai mục tiêu cơ bản đặt ra trong thu hút FDI đó là: (i) giải quyết việc làm và (ii) chuyểngiao công nghệ. Trong nhiều năm qua thực hiện thu hút FDI đã có những thành côngđáng kể như quy mô số lượng FDI tăng nhanh và giải quyết được nhiều bài toán choViệt Nam trong quá trình công nghiệp hóa (CNH). Những thay đổi, cải cách về chính 196sách thu hút FDI đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình này biến Việt Nam trởthành một điểm thu hút FDI lớn. Điều này góp phần cải thiện cơ cấu sản phẩm, lao động vàthương mại. Tuy nhiên, đa số các dự án FDI đều chỉ nhằm mục tiêu sử dụng lao động rẻ vàkhai thác bòn rút tài nguyên. Nhiều dự án FDI sử dụng công nghệ ở trình độ rất thấp,tiêu phí điện năng rất cao, gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề. Việc thu hút nguồn vốnnước ngoài, nhất là FDI hoàn toàn bị phụ thuộc bởi các nhà đầu tư nước ngoài và nguồnvốn này chỉ giải quyết được bài toán giải quyết việc làm cho lao động giản đơn chứ khônggiải được bài toán chuyển giao công nghệ. Sự mờ nhạt của mục tiêu này trong chiến lượcFDI làm cho mô hình tăng trưởng kinh tế trở nên thiếu bền vững và kém hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu đi vào (i) đánh giá FDI đối với kinh tế Việt Nam đặc biệt trongbối cảnh dịch bệnh Covid bao gồm việc xem xét FDI đã đáp ứng mục tiêu phát triển củaViệt Nam như thế nào và từ đó xem xét (ii) ‘nút thắt’ thể chế làm cản trở mục tiêu trongchiến lược FDI.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Thể chế - đó là những “luật chơi” chính thức và phi chính thức ràng buộc các tươngtác trong xã hội, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế trong dài hạn. Theo North (1990,tr.360) thể chế được được định nghĩa là “các ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấutrúc các tương tác giữa người với người”. Thể chế kinh tế là các quy tắc của trò chơi trongviệc điều hành kinh doanh và các tương tác kinh tế, bao gồm: (i) Các quy định chính thức(hiến pháp, luật pháp và quy định được ban hành bởi nhà nước hoặc các tổ chức được nhànước bảo trợ); (ii) Các ràng buộc không chính thức (các chuẩn mực xã hội về hành vi, quytắc ứng xử) và; (iii) Cơ chế thực thi. Thể chế kinh tế có mối quan hệ tương quan với hiệuquả kinh tế. Theo North (1989, 1990), thể chế kinh tế đặc biệt là những quy định gắn liềnvới việc thực hiện các hợp đồng và bảo vệ quyền sở hữu trong việc tạo ra các ưu đãi làmtăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Acemoglu và cộng sự (2001) đã nghiên cứu và khẳng địnhmối quan hệ tương tác qua lại giữa thể chế kinh tế và hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu đãkhẳng định thể chế kinh tế quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia. Do vậy nhiều họcgiả đã nghiên cứu và đưa ra các lý thuyết, mô hình để đo lường thể chế kinh tế và sự tươngquan giữa thể chế kinh tế và hiệu quả kinh tế trong đó có hiệu quả hoạt động của các thựcthể trong nền kinh tế. Đo lường thể chế kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế học thể chế đưa ra, theo nhưKnack và Keefer (1995), thể chế kinh tế được đo lường thông qua bốn biến đại diện đó làtham nhũng, chất lượng bộ máy hành chính, quy tắc luật pháp và bảo vệ quyền tài sản.Trong các nghiên cứu tại Việt Nam, thể chế kinh tế được đo lường thông qua chỉ số nănglực cạnh tranh cấp tỉnh, như trong nghiên cứu của Trần Thị Bích và cộng sự (2009),Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng (2014), Neil và cộng sự (2013). Johan (2015)nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của 16.105doanh nghiệp tại 42 nước đang phát triển. Nghiên cứu này đã xây dựng các chỉ số đolườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: