Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 387.57 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này thảo luận những giả thuyết về tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam gắn với ba doanh nghiệp nông nghiệp điển hình đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 FINTECH & TÀI CHÍNH CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP – TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA FINTECH & AGRICULTURAL VALUE CHAIN FINANCE – POTENTIALS AND CHALLENGES TS. Trần Thanh Thu; TS. Lưu Hữu Đức; TS. Đào Hồng Nhung; ThS. Phạm Minh Đức Học viện tài chính tranthanhthu@hvtc.edu.vn Tóm tắt Kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị là chiến lược phù hợp với ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá. Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào hai nhân tố chính là nguồn lực tài chính và quản trị rủi ro trong chuỗi. Sự xuất hiện của Fintech cùng với tiến trình số hoá nền kinh tế đã cung cấp những nền tảng quan trọng để gia tăng hiệu quả tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Bài viết này thảo luận những giả thuyết về tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam gắn với ba doanh nghiệp nông nghiệp điển hình đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị, nhóm tác giả cho rằng vai trò dẫn dắt và định hướng của doanh nghiệp tư nhân lớn là tiền đề quan trọng cho tác động tích cực của Fintech đối với tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp.Để phát huy vai trò của Fintech đối với tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp cần có cơ chế và chính sách điều hành từ phía Nhà nước. Từ khoá: Fintech, tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, Việt Nam. Abstract: Value chain agribusiness is a relevant strategy to the agricultural sector of developing countries in terms of globalization. The success of this strategy depends on two main factors: fi- nancial resources and risk management along the chain. Fintech along with the digitization of the economy has found increasing the financial efficiency of the agricultural value chain. The paper discusses hypothetical impacts of Fintech on the agricultural value chain finance. Through the study on three typical agricultural enterprises implementing value chain business strategies in Vietnam, the authors find that the leading role and orientation of large private enterprises forms a basis for the positive impact of Fintech on the agricultural value chain finance. To facilitate the role of Fintech in the agricultural value chain finance, there is a need for mecha- nisms and operating policies from the government. Keywords: Fintech, Agricultural Value Chain Finance, agribusiness, Vietnam. 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam với mức đóng góp bình 1198 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quân khoảng 20% vào tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 2010-2015. Giai đoạn 2016- 2020, ngành nông nghiệp liên tiếp gặp bất lợi do diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh. Đặc biệt, từ cuối năm 2019 đến nay, sự bùng phát và lan rộng của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho toàn ngành. Một vấn đề đáng lưu tâm khác là an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và có xu hướng kéo dài. Theo Global Food Security Index, Việt Nam hiện đứng thứ 54/113 quốc gia trên bản đồ an ninh lương thế giới, xếp sau Thái Lan (52/113), Malaysia (28/113) và Singapore (1/113) về tổng số điểm. Một trong những thách thức đối với ngành nông nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật ngành còn thấp, chỉ ở mức 44,4 so với mức trung bình 62,9 của thế giới. Thiếu hụt vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển châu Á (2018) đã chỉ ra rằng phần lớn các quốc gia đang phát triển bắt đầu sản xuất nông nghiệp với một số lượng lớn các hộ sản xuất và nông trại với quy mô vốn đầu tư nhỏ và trao đổi một lượng đầu ra khiêm tốn. Để đưa nông nghiệp trở thành nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế, các quốc gia này phải tăng cường nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này, đồng thời, lấy mục tiêu tăng năng suất lao động và đẩy mạnh xuất khẩu làm mục tiêu chiến lược ngành. Phát triển của công nghiệp chế biến và xuất khẩu là cách giúp các nước nghèo tiến dần đến nền kinh tế hiện đại. Hai vấn đề trọng yếu cần phải xem xét gồm tài chính và quản trị rủi ro nông nghiệp. Tuy nhiên, hộ sản xuất nông nghiệp, lực lượng chiếm đến gần 70% lao động ngành, không đủ nguồn lực để giải quyết hai vấn đề này. Những thách thức này đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong tạo lập, điều hành, giám sát và đảm bảo hiệu quả của chuỗi. Đồng thời, mọi hoạt động nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi ích cho toàn bộ các thành viên trong chuỗi. Quá trình này được thực hiện thông qua tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân tích chuỗi giá trị và việc lựa chọn phương thức tài trợ nhằm gia tăng mức độ gia nhập thị trường nông nghiệp của các chủ thể, đẩy mạnh ứng dụng các công cụ tài chính và công nghệ thông tin trong chuỗi. Nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị ở cấp độ ngành, chủ yếu tập trung vào tiếp cận nguồn tài chính để đảm bảo lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu từ năm 2018 đã xem xét tác động của công nghệ thông tin đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc bi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Fintech & tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp – triển vọng và những thách thức đặt ra INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 FINTECH & TÀI CHÍNH CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP – TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA FINTECH & AGRICULTURAL VALUE CHAIN FINANCE – POTENTIALS AND CHALLENGES TS. Trần Thanh Thu; TS. Lưu Hữu Đức; TS. Đào Hồng Nhung; ThS. Phạm Minh Đức Học viện tài chính tranthanhthu@hvtc.edu.vn Tóm tắt Kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị là chiến lược phù hợp với ngành nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển trong điều kiện toàn cầu hoá. Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào hai nhân tố chính là nguồn lực tài chính và quản trị rủi ro trong chuỗi. Sự xuất hiện của Fintech cùng với tiến trình số hoá nền kinh tế đã cung cấp những nền tảng quan trọng để gia tăng hiệu quả tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Bài viết này thảo luận những giả thuyết về tác động của Fintech đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu tình huống tại Việt Nam gắn với ba doanh nghiệp nông nghiệp điển hình đang thực hiện chiến lược kinh doanh theo chuỗi giá trị, nhóm tác giả cho rằng vai trò dẫn dắt và định hướng của doanh nghiệp tư nhân lớn là tiền đề quan trọng cho tác động tích cực của Fintech đối với tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp.Để phát huy vai trò của Fintech đối với tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp cần có cơ chế và chính sách điều hành từ phía Nhà nước. Từ khoá: Fintech, tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, Việt Nam. Abstract: Value chain agribusiness is a relevant strategy to the agricultural sector of developing countries in terms of globalization. The success of this strategy depends on two main factors: fi- nancial resources and risk management along the chain. Fintech along with the digitization of the economy has found increasing the financial efficiency of the agricultural value chain. The paper discusses hypothetical impacts of Fintech on the agricultural value chain finance. Through the study on three typical agricultural enterprises implementing value chain business strategies in Vietnam, the authors find that the leading role and orientation of large private enterprises forms a basis for the positive impact of Fintech on the agricultural value chain finance. To facilitate the role of Fintech in the agricultural value chain finance, there is a need for mecha- nisms and operating policies from the government. Keywords: Fintech, Agricultural Value Chain Finance, agribusiness, Vietnam. 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam với mức đóng góp bình 1198 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 quân khoảng 20% vào tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 2010-2015. Giai đoạn 2016- 2020, ngành nông nghiệp liên tiếp gặp bất lợi do diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh. Đặc biệt, từ cuối năm 2019 đến nay, sự bùng phát và lan rộng của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho toàn ngành. Một vấn đề đáng lưu tâm khác là an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng và có xu hướng kéo dài. Theo Global Food Security Index, Việt Nam hiện đứng thứ 54/113 quốc gia trên bản đồ an ninh lương thế giới, xếp sau Thái Lan (52/113), Malaysia (28/113) và Singapore (1/113) về tổng số điểm. Một trong những thách thức đối với ngành nông nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật ngành còn thấp, chỉ ở mức 44,4 so với mức trung bình 62,9 của thế giới. Thiếu hụt vốn đầu tư, đặc biệt là vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là điểm yếu lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển châu Á (2018) đã chỉ ra rằng phần lớn các quốc gia đang phát triển bắt đầu sản xuất nông nghiệp với một số lượng lớn các hộ sản xuất và nông trại với quy mô vốn đầu tư nhỏ và trao đổi một lượng đầu ra khiêm tốn. Để đưa nông nghiệp trở thành nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế, các quốc gia này phải tăng cường nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này, đồng thời, lấy mục tiêu tăng năng suất lao động và đẩy mạnh xuất khẩu làm mục tiêu chiến lược ngành. Phát triển của công nghiệp chế biến và xuất khẩu là cách giúp các nước nghèo tiến dần đến nền kinh tế hiện đại. Hai vấn đề trọng yếu cần phải xem xét gồm tài chính và quản trị rủi ro nông nghiệp. Tuy nhiên, hộ sản xuất nông nghiệp, lực lượng chiếm đến gần 70% lao động ngành, không đủ nguồn lực để giải quyết hai vấn đề này. Những thách thức này đòi hỏi vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nông nghiệp trong tạo lập, điều hành, giám sát và đảm bảo hiệu quả của chuỗi. Đồng thời, mọi hoạt động nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi ích cho toàn bộ các thành viên trong chuỗi. Quá trình này được thực hiện thông qua tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp. Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân tích chuỗi giá trị và việc lựa chọn phương thức tài trợ nhằm gia tăng mức độ gia nhập thị trường nông nghiệp của các chủ thể, đẩy mạnh ứng dụng các công cụ tài chính và công nghệ thông tin trong chuỗi. Nghiên cứu về tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị ở cấp độ ngành, chủ yếu tập trung vào tiếp cận nguồn tài chính để đảm bảo lợi ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu từ năm 2018 đã xem xét tác động của công nghệ thông tin đến tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc bi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp Kinh doanh nông nghiệp Quản trị rủi ro trong chuỗi Chiến lược kinh doanh theo chuỗiGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 299 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 213 0 0
-
8 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 207 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 202 0 0 -
9 trang 167 0 0