Danh mục

Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2Frédéric Chopin chết vì bệnh lao phổi vào ngày 17-10-1849 tại thành phố Paris. Theo lời yêu cầu của chàng nhạc sĩ lãng mạn này, bản nhạc Cầu Hồn Requiem của Mozart đã được đàn lên trong buổi tang lễ. Đám tang của Frédéric Chopin thật là rực rỡ. Các nhà quý tộc, các văn nghệ sĩ lừng danh đã đến viếng thăm quan tài trong đó có cả Meyerbeer, Berlioz và Delacroix nhưng nữ văn sĩ George Sand đã vắng mặt. Frédéric Chopin được chôn trong lòng đất Paris cùng với nắm đất của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2 Frédéric Chopin (1810 - 1849) 2Frédéric Chopin chết vì bệnh lao phổi vào ngày 17-10-1849 tại thành phố Paris.Theo lời yêu cầu của chàng nhạc sĩ lãng mạn này, bản nhạc Cầu Hồn Requiem củaMozart đã được đàn lên trong buổi tang lễ. Đám tang của Frédéric Chopin thật làrực rỡ. Các nhà quý tộc, các văn nghệ sĩ lừng danh đã đến viếng thăm quan tàitrong đó có cả Meyerbeer, Berlioz và Delacroix nhưng nữ văn sĩ George Sand đãvắng mặt. Frédéric Chopin được chôn trong lòng đất Paris cùng với nắm đất củaxứ Ba Lan mà chàng nhạc sĩ đã mang theo khi rời quê hương.Các tác phẩm chính của Frédéric Chopin.Các tác phẩm của Chopin gồm phần âm nhạc dành cho dương cầm và dàn nhạc,với 2 concerto dương cầm, phần nhạc thính phòng và một số bài hát, nhưng quantrọng nhất là phần nhạc dương cầm gồm 4 bản nhạc khúc kể chuyện (ballades),nhạc khúc tùy hứng cung Fa thứ (Fantasy in F minor, 1841), nhạc khúc ru em(Berceuse,1844), nhạc khúc đưa đò (Barcarolle, 1846), 3 sônát (sonatas), các dạokhúc, luyện khúc, nhạc khúc đêm, nhạc khúc sinh động, nhạc khúc mazurka, nhạckhúc rondo, hành khúc và biến khúc.Các sáng tác của Chopin đều liên hệ chặt chẽ với cây đàn dương cầm, đặc biệt nhờvào sự tăng thêm các phím đàn. Chopin lại là nhạc sĩ rất khéo léo, biết cách dùngbàn đạp (pedal) của đàn dương cầm để có được các cấp độ về sắc nhạc (color) vàtiếng vang (sonority) cũng như thí nghiệm nhiều về các cách bấm phím mới (newfingerings), dùng hết khả năng của ngón cái hay ngón thứ 5 trên các phím đen, tậndụng cách trượt ngón từ phím đen xuống phím trắng hay dùng kỹ thuật bắt chéotay. Nhờ kỹ thuật ngón của Chopin, các bản đàn rất khó biểu diễn trước kia, naytrở nên dễ dàng và do trí tưởng tượng sáng tạo về kỹ thuật, các luyện khúc củaChopin đã làm cho các bài tập tầm thường biến thành các nhạc phẩm mang chấtlượng biểu diễn. Chopin còn cải tiến hòa âm với các nét nhạc trữ tình, bay bổng,nhờ đó đã đứng ngang hàng với Liszt và Wagner là hai nhạc sĩ đã nới rộng cácquan niệm quy ước về cung điệu (tonality).Chopin đã dùng kỹ thuật của đàn dương cầm để chuyển âm nhạc thành một nghệthuật rất nên thơ, một cách diễn tả trữ tình bằng âm thanh. Các người Ba Lan luônluôn suy tôn Chopin như một nhạc sĩ của đất nước Ba Lan. Miền quê hương nàyđã được lý tưởng hóa trong trí tưởng tượng của chàng nhạc sĩ lãng mạn với ướcvọng về niềm hạnh phúc nơi quê mẹ, với lòng trông đợi hướng về đất tổ của kẻ lưuvong. Các nhạc khúc Ba Lan của Chopin có thể được coi là cách bày tỏ tinh thầnquốc gia và lại là một nhạc thức đặc biệt, tới với nền âm nhạc tây phương bằngtinh thần hiệp sĩ và anh hùng.Frédéric Chopin là một nhạc sĩ lừng danh về các nhạc khúc đêm, nhạc khúc ứngtác và dạo khúc (nocturnes, impromptus & preludes) với cách xử dụng rất tài tìnhvề hòa âm và chuyển cung bán âm (chromatic harmonies & modulations). Cácnhân vật danh tiếng như các nhà văn Balzac và Heine, các nhạc sĩ tài danh nhưLiszt, Berlioz, Mendelssohn và Schumann đều ngưỡng mộ Chopin. Nhạc sĩSchumann đã gọi Frédéric Chopin là một tinh thần thơ ca táo bạo nhất và hãnhdiện nhất của thời đại (the boldest and proudest poetic spirit of the time).Trường phái Cổ Điển và trường phái Lãng Mạn.Các thời kỳ lịch sử của bộ môn Âm Nhạc được phân biệt bằng các trường phái haygiai đoạn trong đó một đường hướng diễn tả âm thanh đã được thịnh hành. Cácnhà nghiên cứu đã dùng các danh từ như cổ điển và lãng mạn để phân biệt vềtác giả, tác phẩm và thời kỳ. Trong các năm từ 1770 tới 1800 và đôi khi tới tận1830, nét nhạc của các nhạc sĩ lừng danh như Hayden, Mozart, Beethoven đãmang nhạc vẻ cổ điển. Danh từ này hàm chứa các ý nghĩa về sự toàn hảo, tiêuchuẩn, dùng làm mẫu mực cho các sáng tác âm nhạc về sau. Việc phân loại cũngđã được căn cứ vào số lượng nhạc âm (musical sound) bị giới hạn, vào cách hòaâm căn bản, do cách xử dụng nhịp điệu (rhythm) và nhạc thức (form) và do cảcách truyền cảm đi từ nhạc sĩ sáng tác qua nhạc sĩ trình diễn tới thính giả.Các nhạc sĩ sáng tác đã thí nghiệm, làm biến đổi và làm phát triển cách diễn tả âmnhạc từ các nguyên tắc căn bản. Như thế, cách nhận thức về mỹ thuật nói chung vàvề âm nhạc nói riêng đã thay đổi theo thời gian và trường phái lãng mạn dần dầnxuất hiện.Vào đầu thế kỷ 19, tinh thần lãng mạn đã thể hiện qua cách nhận thức về vẻ đẹpcủa các khu vườn Anh (English garden), tại nơi này không còn cách trồng tỉacân đối, cách xếp đặt công phu nữa. Nhiều người đã bắt đầu đánh giá cao loạiphong cảnh tự nhiên, mang vẻ hoang dã, phóng khoáng. Về kiến trúc, đường nétcổ điển với cách đối xứng và phức tạp đã nhường chỗ cho tính bất quy tắc và sựđổi mới về chi tiết. Cách thưởng thức nghệ thuật đã thay đổi từ năm 1764 với sựxuất hiện của lối kiến trúc Gothic mới.Cách nhận thức mới về nghệ thuật đã làm nẩy sinh ra một thế giới xa xôi với thếgiới quen thuộc và mỗi ngày, và trường phái lãng mạn đã khác biệt với trườngphái cổ điển về sự xa lạ và xa vời (strangeness and remoteness). Do đó WalterPater đã định nghĩa trường phái lãng mạn là sự thêm vào vẻ đẹp chất liệu xa lạ(the addition of strangeness to beauty).Một nét vẻ đặc biệt khác của trường phái lãng mạn (romanticism) là tính khônggiới hạn (boundlessness). Nghệ thuật lãng mạn lùi về quá khứ và hướng cả vềtương lai, trải rộng tầm vóc phủ lên thế giới và lan ra vũ trụ. Trong khi các quy tắccổ điển chú trọng đến tính trật tự, sự cân bằng về kiểm soát và sự hoàn hảo trongcác giới hạn được hiểu rõ, thì trường phái lãng mạn lại ca ngợi tính tự do, sự sayđắm, các chuyển động để theo đuổi những gì đạt tới được và không bao giờ đạt tớiđược. Nghệ thuật lãng mạn bị ám ảnh bởi tinh thần mong đợi, ước vọng về mộthoàn thành rất xa vời.Trong các bộ môn nghệ thuật, âm Nhạc là thứ dễ diễn tả, dễ bộc lộ nhất. Nhờ âmthanh và nhịp điệu, âm nhạc đã mô tả các cảm xúc, ấn tượng, làm lộ ra những ...

Tài liệu được xem nhiều: