Danh mục

Gan bị cắt có thể phục hồi?

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dù là người đã trưởng thành, khi cắt đi một phần gan để cho, hiến, thì sau đó gan vẫn tái sinh. Gan là một trong những tạng phủ đóng vai trò chính yếu của cơ thể, nằm ở trong ổ bụng, phía bên phải, có trọng lượng khoảng hơn 1 kg ở người trưởng thành. Gan có chức năng trong việc giúp tiêu hóa thức ăn; lọc máu; trung hòa, thải trừ các độc tố xâm nhập vào cơ thể; dự trữ sắt; chuyển hóa các thuốc uống...Gan có thể tái sinh một phần sau khi cắt để hiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gan bị cắt có thể phục hồi?Gan bị cắt có thể phục hồi?Dù là người đã trưởng thành, khi cắt đi một phần gan để cho, hiến, thìsau đó gan vẫn tái sinh.Gan là một trong những tạng phủ đóng vai trò chính yếu của cơ thể, nằm ởtrong ổ bụng, phía bên phải, có trọng lượng khoảng hơn 1 kg ở người trưởngthành. Gan có chức năng trong việc giúp tiêu hóa thức ăn; lọc máu; trunghòa, thải trừ các độc tố xâm nhập vào cơ thể; dự trữ sắt; chuyển hóa cácthuốc uống... Gan có thể tái sinh một phần sau khi cắt để hiến tặng - Ảnh: ShutterstockQua sự kiện Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM ghép gan cho người bệnh từ mộtphần gan được lấy ở người cho còn sống, nhiều người thắc mắc rằng: “Việccắt đi một phần lá gan, sau đó gan có tái sinh hay không?”. Giải thích điềunày, PGS-TS Nguyễn Tấn Cường, Trưởng khoa Ngoại gan - mật - tụy Bệnhviện Chợ Rẫy, cho biết thường thì bác sĩ sẽ cắt 2/3 lá gan của người cho đểghép cho người nhận. Gan của người cho sau đó sẽ tự tái sinh, tuy nhiênkhông thể đạt được thể tích giống như khi chưa cắt. Thường gan tái sinhkhoảng 60% so với thể tích ban đầu.Người nghiện rượu khó hiến ganCũng theo PGS-TS Nguyễn Tấn Cường, nhu cầu ghép gan ở bệnh nhânngười lớn trong nước rất nhiều, nhưng khả năng đáp ứng còn rất hạn chế.Ngoài yếu tố chuyên môn, 2 khó khăn lớn nhất là nguồn gan để ghép và chiphí. Nguồn gan có thể từ người cho chết não, gia đình họ có ý nguyện hiếntặng; hoặc từ những người còn sống (thường là người thân của bệnh nhân).Trong thực tế, có rất nhiều người bệnh có chỉ định ghép gan, có người thânđồng ý hiến gan, nhưng rồi sau đó qua kiểm tra lại không đạt yêu cầu -không tương thích, hoặc không đảm bảo về mặt sức khỏe y khoa.Yêu cầu về mặt y khoa đặt ra là gan người cho chỉ được nhiễm mỡ khôngquá 30%. Vì vậy, những người đàn ông nghiện rượu thì gần như không thểhiến tặng gan (vì phần lớn người nghiện rượu gan nhiễm mỡ rất cao).Có trường hợp con sẵn sàng hiến gan, nhưng bố, mẹ (người bệnh cần nhậngan) lại không đành lòng lấy gan của con mình; cũng có trường hợp ngườichồng đồng ý hiến tặng gan cho bố, mẹ ruột, nhưng vợ lại không tán đồng...Trong suốt 2 năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chọn ra 7 “ứng viên” (7 cặpđể lấy, ghép gan), nhưng vì nhiều nguyên nhân, cuối cùng chỉ còn được mộttrường hợp, đó là người nhận gan (nữ bệnh nhân 52 tuổi) và người cho ganlà con trai ruột 22 tuổi. Cuộc mổ diễn ra hôm 12.10 vừa qua.

Tài liệu được xem nhiều: