Danh mục

Gãy xương vì thuốc

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc có thể làm tăng nguy cơ gãy xương thông qua việc gây độc trực tiếp trên xương cũng như các cơ chế độc lập với xương (như gây tổn thương cơ, tụt huyết áp, thất điều, co giật...). Các thuốc gây thiếu hụt estrogen Estrogen đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hệ thống xương ở người. Thiếu hụt estrogen làm tăng tốc độ thay thế xương dẫn đến mất xương thông qua hoạt tính của tế bào hủy xương. Các tác nhân hóa trị liệu như cyclophosphamide gây suy chức năng buồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gãy xương vì thuốc Gãy xương vì thuốc Thuốc có thể làm tăng nguy cơ gãy xương thông qua việc gây độctrực tiếp trên xương cũng như các cơ chế độc lập với xương (như gâytổn thương cơ, tụt huyết áp, thất điều, co giật...). Các thuốc gây thiếu hụt estrogen Estrogen đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hệthống xương ở người. Thiếu hụt estrogen làm tăng tốc độ thay thế xươngdẫn đến mất xương thông qua hoạt tính của tế bào hủy xương. Các tác nhânhóa trị liệu như cyclophosphamide gây suy chức năng buồng trứng, nơi chủyếu bài tiết estrogen ở nữ giới, hậu quả làm giảm nồng độ hormon này trongmáu. Các chất tương tự hormon GRH, các chất ức chế aromatase gây giảmnồng độ estrogen trong máu và tại chỗ, dẫn đến giảm mật độ xương và làmtăng nguy cơ gãy xương thêm khoảng 60%. Các dẫn xuất progestogen nhưmedroxyprogesterone acetate (thường dùng tiêm bắp để ngừa thai ở nữ giới)cũng có thể ức chế bài tiết gonadotropin từ tuyến yên dẫn đến giảm sản xuấtestrogen và giảm mật độ xương, tuy nhiên các tác dụng này có thể hồi phụckhi ngưng thuốc. Các loại progesterone tránh thai đường uống cũng có tácdụng tương tự trên xương, tuy nhiên, các dạng progesterone giải phóng trongtử cung không gây ra tác dụng phụ này. Các thuốc tác động đến quá trình phân chia tế bào hoặc ức chế tếbào tạo xương Một số thuốc có thể gây giảm sinh các tế bào tạo xương hoặc tănghiện tượng chết theo chương trình và ức chế đặc hiệu hoạt động chức năngcủa các tế bào này, hậu quả gây giảm mật độ xương trong cơ thể. Các dẫnxuất glucocorticoid (như prednisolone, methylprednisolone,dexamethasone...) là nhóm thuốc quan trọng nhất thuộc danh mục này.Ngoài các cơ chế kể trên, glucocorticoid còn kích thích tạm thời quá trìnhhủy xương, giảm hấp thu calcium ở ruột, suy chức năng sinh dục và gây tổnthương cơ, tất cả đều gây loãng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương bệnhlý. Nguy cơ này tăng lên theo liều dùng, thời gian dùng của thuốc và tuổicủa người bệnh. Các thuốc bisphosphonate (như alendronate, risedronate...)được chứng minh là có hiệu quả trong dự phòng và điều trị loãng xương doglucocorticoid, nhất là ở người lớn tuổi. Glucocorticoid đôi khi còn có thểgây hoại tử xương, chủ yếu là ở đầu trên xương đùi. Cơ chế của hiện tượngnày có thể do tăng quá trình tự chết theo chương trình của các tế bào xương.Các thuốc hóa chất gây độc tế bào hoặc ức chế miễn dịch (như methotrexate,ciclosporin, tacrolimus) cũng có thể gây giảm quá trình tạo xương, nhưngtác dụng này thường giảm sau khi ngưng dùng thuốc. Các thuốc gây rối loạn quá trình khoáng hóa Do quá trình khoáng hóa xương (mà quan trọng nhất là sự lắng đọngcanxi) phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của vitamin D, nên tất cả các thuốc gâycản trở quá trình chuyển hóa vitamin này đều dẫn đến thiếu xương. Một sốthuốc chống co giật có thể gây tăng chuyển hóa dạng hoạt động của vitaminD thông qua enzym CYP3A4, dẫn đến đào thải nhanh các hoạt chất này.Một số dẫn chất cổ điển trong nhóm bisphosphonate (etidronate) cũng có thểgây rối loạn quá trình khoáng hóa của xương, điều này không gặp với cácdẫn chất mới. Nhiễm độc nhôm cũng là một nguyên nhân quan trọng gây rốiloạn quá trình khoáng hóa của xương. Do đó, việc dùng các thuốc chứanhôm (như các thuốc trung hòa dịch vị) ở bệnh nhân suy thận, làm tăng nguycơ nhiễm độc nhôm và dẫn đến giảm quá trình khoáng hóa xương. Các thuốc ảnh hưởng đến cấu trúc tinh thể và chất nền của xương Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kích thước và tính chất của cáctinh thể khoáng chất của xương. Điển hình nhất là fluoride. Chất này đượcchứng minh có thể làm tăng đáng kể kích thước của các tinh thể, từ đó làmcho xương giòn và dễ gãy hơn. Heparin (một chất chống đông máu) cũng cókhả năng gây loãng xương. Mặc dù cơ chế tác dụng của thuốc này còn chưađược biết chính xác nhưng người ta nhận thấy có các phân tử giống heparintrong chất nền của xương. Các thuốc làm thay đổi chu trình tái tạo xương Gần đây, người ta nhận thấy, tốc độ tái tạo xương có vai trò rất quantrọng đối với đậm độ của xương, tăng hay giảm tốc độ thay thế xương đều sẽlàm tăng độ giòn của xương. Dùng levothyroxine trong điều trị suy giáp cóthể gây tăng tốc độ thay thế xương, nhất là ở những người dùng quá liều,dẫn đến mất xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Ngược lại, một số dẫnxuất của nhóm bisphosphonate như pamidronate, alendronate khi dùng kéodài có thể làm chậm tốc độ thay thế xương, hậu quả làm cho xương thừachất khoáng nhưng bị tích tụ các tế bào xương chết nên trở nên giòn hơn.Trong một số ít trường hợp, các chế phẩm bisphosphonate tiêm tĩnh mạch cóthể gây hoại tử xương hàm do làm chậm tốc độ tái tạo xương cũng như giảmhoạt tính của các tế bào tạo xương. Dùng quá liều một số thuốc tương tựvitamin D cũng có thể gây giảm tốc độ tái tạo xương. ...

Tài liệu được xem nhiều: