Danh mục

Ghép thận tự thân điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 427.48 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết giới thiệu về: Nguy cơ bệnh động mạch vành là nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp, các phương pháp bắc cầu, cắt thận, ghép thận và bài viết muốn chia sẻ thêm về một số kinh nghiệm liên quan đến kỹ năng cắt thận nội soi cho các trường hợp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ghép thận tự thân điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học GHÉP THẬN TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP   DO HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN  Dương Thị Kim Cúc*, Dương Quang Vũ*, Thái Minh Sâm*, Châu Quý Thuận*, Dư Thị Ngọc Thu*,   Trần Trọng Trí*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Trần Ngọc Sinh*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề và mục tiêu: Trong bệnh hẹp động mạch thận gây tăng huyết áp, nếu không thể can thiệp  bằng đường nội mạch (nong, stent) thì phải can thiệp ngoại khoa. Những phương pháp bắt cầu tại chỗ có thể  gặp khó khăn khi đoạn hẹp dài đến chỗ phân chia động mạch thận hoặc bản thân động mạch chủ và các mạch  máu lân cận cũng có vấn đề (bệnh Takayashu). Ghép thận tự thân là một giải pháp cho các trung tâm quen  với việc ghép thận. Cắt thận để ghép  trên những trường hợp này cũng đặc biệt và cần một số kỹ năng riêng  biệt. Sau những báo cáo đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm nay chúng tôi muốn báo cáo thêm một số kinh  nghiệm liên quan đến kỹ năng cắt thận nội soi cho các trường hợp này.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hang loạt ca. Bệnh nhân là các trường hợp (TH) người lớn  và trẻ em bị hẹp động mạch thận với sự từ chối đặt stent của khoa tim mạch can thiệp, hoặc đặt stent thất  bại, bn không đồng ý hoặc không đủ điều kiện đặt stent, nhập viện từ tháng 4/2004 đến tháng 04/2013 tại  bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhi Đồng I.  Phương pháp cắt thận nội soi qua ngả bụng được tiến hành,  lấy thận ra tại đường mổ ở hốc chậu phải, rửa và xử trí mạch máu ở 4 độ Celsius ngoài cơ thể, sau đó thận  được ghép thận tự thân ngoài phúc mạc tại đường mổ hốc chậu phải. Kiểm tra sau mổ bằng thận đồ đồng vị  phóng xạ và UIV.   Kết quả: Trong 9 năm chúng tôi đã thực hiện ghép thận tự thân cho 22TH đã đặt stent thất bại, hoặc  từ chối đặt stent, có 2TH hẹp ĐM thận kèm rò ĐM – TM thận và 1TH hẹp ĐM thận kèm phình bóc tách  ĐM chủ ngực  bụng . Cắt lấy thận bằng kỹ thuật nội soi qua  ổ bụng, tuổi trung bình 19 ± 0,8 tuổi, có 10  em bé, 12 người lớn. Tuổi nhỏ nhất 5 tuổi, tuổi lớn nhất là 55 tuổi. Thời gian mổ trung bình 310 ± 85 giây.  Thời gian thiếu máu nóng trung bình 233 ± 195 giây (4 – 10 phút). Biến chứng sau mổ: dò nước tiểu sau  mổ có 1TH (4,5%), hoại tử thận ghép sau mổ 4 tuần  1TH (4,5%). Thời gian năm viện 40 ngày. Sau ghép  19/22TH  (86,4%)  huyết  áp  đã  trở  về  bình  thường,  trên  siêu  âm  Doppler  thận  ghép  21TH  (95,5%),  UIV  thận ghép hoạt động tốt 15TH (68,2%), CT‐ Scan 19TH (86,4%),  tử vong 1TH (4,5%). Thời gian theo dõi  dài nhất là 7 năm, ngắn nhất là 2 tháng.  Kết  luận:  Các  trường  hơp  tang  huyết  áp  do  hẹp  ĐM  thận  nếu  không  thể  can  thiệp  bằng  đường  nội  mạch  (nong,  stent),  hoặc  không  có  điều  kiện  để  đặt  stent  thì  sẽ  được  can  thiệp  ngoại  khoa  (ghép  thận  tự  thân).Nội soi ổ  bụng cắt thận bị  hẹp động mạch có lợi điểm là vào có thể  đi  thẳng  vào  gốc  của  động  tĩnh  mạch thận trước tiên, các nhánh động mạch nối tắt, nhánh động mạch xuyên nuôi thận được bảo tồn vào  giai đoạn đầu cuộc mổ, do vậy thời gian thực thiếu máu nóng của thận giảm rất nhiều, thận dễ phục hồi hơn  sau khi ghép.  Cuộc mổ, ngoài 3 trocars, chỉ có thêm một  đường mổ 10 cm vùng hốc chậu vừa lấy thận ra  vừa ghép vào. Kết quả cho thấy các cuộc mổ thành công với chức năng thận tốt, bệnh nhân không phải dùng  hoặc ngưng hẳn thuốc hạ áp, và không bị đe dọa tính  mạng do tăng huyết áp, nhất là các em bé, 1 TH tử  vong.    Từ khóa: hẹp động mạch thận, ghép thận tự thân  * Khoa Ngoại Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: BS CK2 Dương Thị Kim Cúc  Chuyên Đề Thận ‐ Niệu      ĐT: 091385345  Email: cucduong63@yahoo.com  69 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 ABSTRACT  AUTOTRANSPLANTATION FOR THE TREATMENT OF RENAL ARTERY STENOSIS  Duong Thi Kim Cuc, Duong Quang Vu, Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan, Du Thi Ngoc Thu,   Tran Trong Tri, Hoang Khac Chuan, Nguyen Thi Thai Ha, Tran Ngoc Sinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013:  Background and odjective:  The renal arterial stenosis (RSA), is evidence in children and also aldults,  causes are numerous. Nowadays, the treatments of RSA is minimally invasive by endo‐arterial dilatation or  endo‐arterial stents. But there were cases failed with this non‐invasive measure. We prefer to auto‐transplant  if the endo‐arterial intervention was failed.  Patients  and  Methods:  The patients were all age with RSA, failed after endo‐arterial intervention in  Cho  Ray  Hospital  (CRH),  Pediatric  N1  hospital  from  April  2004  to  April  2013.  The  laparoscopic  nephrectomy was performed; the kidney was removed by an incision on right iliac fossa (RIF), washing and  reservation by Euro‐Collins’ Solution at 4 Celsius degree. Then the auto‐transplantation was realized, on the  same  RIF  incision  but  extra  peritoneal  (the  peritoneum  was  sutured  by  3.0  vicryl,  and  a ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: